Doanh nghiệp

Dệt may Thành Công (TCM) lãi gần 100 tỷ đồng 5 tháng đầu năm, đã nhận 50% đơn hàng cho quý IV

 Tình hình kinh doanh của công ty (Ảnh: Thành Công)

Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Mã: TCM) đã công bố tình hình kinh doanh trong tháng 5/2022 với doanh thu của công ty đạt hơn 13 triệu USD (khoảng 287 tỷ đồng), đạt 96% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 501.000 USD (khoảng 11 tỷ đồng), đạt 71% so với cùng kỳ.

Cơ cấu doanh thu của Thành Công đến từ ba mảng chính, trong đó sản phẩm may chiếm 77%, vải chiếm 15% và sợi chiếm 6% tổng doanh thu.

Doanh thu lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 77,4 triệu USD (khoảng 1.700 tỷ đồng), tăng 15% so với 5 tháng cùng kỳ 2021, đạt 43% so với kế hoạch năm.

Lợi nhuận sau thuế 5 tháng đạt 4,4 triệu USD (khoảng 97 tỷ đồng), tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái và thực hiện được 41% kế hoạch năm.

Điểm lại tình hình kinh doanh quý I/2022, Thành Công ghi nhận doanh thu sau thuế đạt 1.081 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 69 tỷ đồng; tăng lần lượt 19% và 17% so với cùng kỳ.

 Tỷ trọng xuất khẩu. (Ảnh: Thành Công).

Dệt may Thành Công xuất khẩu sang nhiều nhất là thị trường Mỹ (chiếm 32,92% tỷ trọng), thứ hai là thị trường Hàn Quốc (28,48%). Thị trường Nhật Bản xếp thứ ba với 19,17%. Đây là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty trong tháng 5.

Thêm vào đó, nếu phân chia theo khu vực, thì châu Á vẫn là châu lục Thành Công tập trung xuất khẩu với tỷ trọng 61%, tiếp theo là châu Mỹ với 35% tỷ trọng. Châu Âu là châu lục Thành Công xuất khẩu ít nhất với chỉ 4%.

Công ty cho biết đã nhận gần hết đơn hàng đến quý III và đang nhận khoảng 50% đơn hàng cho quý IV. Công ty đã hoàn thành lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy may Thành Công Vĩnh Long 2 và hiện đã đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho công ty.

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 5 tháng đầu năm tăng gần 22% so với cùng kỳ.

 Ảnh: Thành Công.

Về triển vọng xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam sang EU có nhiều triển vọng vì EU là thị trường có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất, tăng 34,8% trong 4 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ do các nền kinh tế khu vực EU đã phục hồi nhanh chóng sau đại dịch và nhu cầu tiêu dùng tăng lên.

Thêm nữa, hàng dệt may Việt Nam đang được hưởng lợi từ việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU tiếp tục thực hiện giảm thuế theo lộ trình.

 Tuy vậy, cuộc xung đội Nga và Ukraine đã tác động đến nền kinh tế khu vực EU làm nguồn cung đứt gãy, lạm phát tăng cao dẫn đến dảm nhu cầu tiêu dùng chung của EU.

 Ảnh: Thành Công.

theo kết quả khảo sát của Thredup, 44% người tiêu dùng Mỹ và 34% thế hệ Z (sinh từ sau năm 1996) sẽ cắt giảm chi tiêu cho hàng may mặc, mức cắt giảm nhiều nhất trong số 5 nhóm hàng họ sẽ cắt giảm chi tiêu gồm lương thực, thực phẩm, xăng dầu, nhà hàng, chi phí sinh hoạt cho hộ gia đình.

Đáng chú ý, trong quý đầu tiên của năm 2022, quần áo chỉ chiếm 3,9% tổng chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ, giảm từ 4,3% so với năm 2019 trước đại dịch. Theo thống kê, mức chi tiêu cho hàng may mặc của người Mỹ trung bình ở mức 1.600 USD/năm.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm