Tình hình này có thể trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với các nhà sản xuất sản xuất hàng hóa. Trước đó, các vấn đề lao động cũng làm tắc nghẽn cảng của Mỹ. Việc giao hàng chậm trễ đang gia tăng do các cảng đang thay đổi liên tục. Tim Scharwath, Giám đốc điều hành của DHL Global Forwarding chia sẻ trên Nikkei Asia: "Các hệ thống đang mất nhiều thời gian để thay đổi quy định và luôn có nguy cơ xảy ra nếu quy định thay đổi và hệ thống không thể hỗ trợ".
Ông Scharwath giải thích, các lô hàng có nguy cơ bị địa phương tạm giữ khi các quốc gia áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đối với các mặt hàng y tế và thực phẩm. Ngược lại, ngay cả sau khi hàng hóa được thông quan, tài xế có thể không đáp ứng yêu cầu cho chặng giao hàng cuối, đặc biệt trong phạm vi Trung Quốc.
Theo nhà phân tích hàng hải Lloyd's List Intelligence, vào tháng 4, cảng Thượng Hải xử lý 20 feet (TEU) container. Cùng với đó, cảng thường xử lý 20% tổng lượng hàng xuất đi của Trung Quốc nhưng trong tháng 4 đã giảm 25% so với ba tháng đầu năm 2021. Các nhà kinh tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc xuống khoảng 3% - 4%.
Ông Scharwath không xem sự tăng trưởng chậm lại hoặc tắc nghẽn cảng ở Trung Quốc là "hồi chuông báo tử" cho thương mại hoặc toàn cầu hóa. Doanh thu của DHL Global Forwarding tăng 22,5% trong năm 2021, khoảng 1/4 trong số đó đến từ mảng giao nhận toàn cầu với lợi nhuận đạt 5,4 tỷ euro.
Tương tự, cuộc khủng hoảng nguồn cung toàn cầu chỉ là "một cơn gió nhẹ" đối với ONE. Nhà giao hàng Nhật Bản có trụ sở tại Singapore báo cáo lợi nhuận kỷ lục 16,7 tỷ USD trong năm 2021, tăng 13,3 tỷ USD so với năm trước đó. ONE cho rằng giá cước giao ngay tăng cao kỷ lục do thiếu năng lực vận chuyển và nhu cầu tiêu thụ mạnh.
DHL khuyến cáo khách hàng nên linh hoạt về tuyến đường và thời gian vận chuyển vì giá vận chuyển container có thể không bao giờ giảm xuống mức trước đại dịch. Tuyến đường xuyên Nga đã trở thành một giải pháp thay thế tốt cho các khách hàng của DHL vào năm 2020, khi giá cước container bắt đầu tăng, từ đó bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Ukraine. Mặc dù công ty Đức đã ngừng giao hàng trong nước cho Nga nhưng họ vẫn tiếp tục thu xếp các chuyến hàng nội địa của xứ sở Bạch Dương. Các chuyến hàng từ Trung Quốc đến Ba Lan vẫn đi qua Nga nhưng để tránh các lệnh trừng phạt của châu Âu.
"Vận tải đường sắt giữa châu Á và châu Âu vẫn đang hoạt động nhưng khối lượng giảm nghiêm trọng. Việc phát triển một tuyến đường sắt qua Kazakhstan sẽ giúp giảm bớt trở ngại về logistics. Trong khi hệ thống của Nga có cơ sở hạ tầng rất tốt, chúng ta cần phát triển cơ sở hạ tầng phía Nam theo cách tương tự", ông Scharwath nói.
Các lệnh trừng phạt đối với năng lượng của Nga đã bắt đầu ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhiều công ty vận tải biển vì nhiên liệu chiếm 20% đến 30% chi phí. Nixon, Đồng Chủ tịch Hội đồng Vận tải Thế giới cho biết: "Chúng tôi thấy chi phí boongke tăng 25% trong 6-8 tuần qua, do đó, điều này tác động lớn đến toàn ngành".
(theo Nikkei Asia)