Nhà bác học Albert Einstein có một câu nói nổi tiếng: "Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời nó sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc". Cũng như vậy, khi có con, cha mẹ nào cũng mong con sẽ học hành thành tài, công thành danh toại, có một mái ấm gia đình hạnh phúc... Tuy nhiên, đôi khi, con của họ đang là chú cá được cha mẹ mong muốn có thể trèo cây như trong câu nói trên.
Bên cạnh đó, suy nghĩ sự hiếu thảo đồng nghĩa với phục tùng, làm theo yêu cầu của cha mẹ cũng tồn tại trong nhiều thế hệ người Việt. Nhiều cha mẹ đã khước từ cơ hội để con được sống đúng với đam mê, hoài bão của bản thân. Điều này vô tình khiến con chạy theo những tiêu chuẩn xã hội, sống cuộc đời không thật sự như ý nguyện của mình. Cha mẹ càng kỳ vọng, con cái càng sợ làm cha mẹ thất vọng và áp lực phải thành công cũng ngày một tăng lên trên đôi vai con.
Đến khi thấy con vì chạy theo những kỳ vọng lớn lao của cha mẹ rồi vô tình quên đi việc chăm sóc bản thân - những bữa sáng bỏ lỡ, đi sớm về khuya, ngủ không tròn giấc... đấng sinh thành mới kịp nhận ra khao khát lớn nhất của mình là mong cho con hạnh phúc, có thể sống vì chính mình, theo cách con mong muốn.
Hiện trạng này là lý do để phim ngắn "Thương mình một tí, cho đời như ý" được ra mắt, kể câu chuyện về những "kỳ vọng tí hon" của một người mẹ dành cho cô con gái. Phim được cộng đồng mạng tích cực chia sẻ, thu hút được hơn 16 triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội chỉ sau hơn một tuần ra mắt. Những lời chia sẻ đồng cảm từ cả hai thế hệ - những người trẻ và phụ huynh cũng được để lại ở phần bình luận dưới phim.
Trước khi có con, người mẹ trong phim kỳ vọng nhiều điều, từ việc con học hành giỏi giang, có sự nghiệp vẻ vang đến việc tìm được bến đỗ hạnh phúc với người xứng đôi. Nhưng đến thực tế, khi nhìn thấy con vất vả để đạt được thành công như tiêu chuẩn xã hội đặt ra, mẹ lại ước mong những điều "tí hon" hơn như mỗi sáng con ngủ thêm chút nữa, kịp ăn sáng, đi làm về sớm, dành thời gian gặp bạn bè để bản thân không bị côi cút, yêu thương ai cũng được miễn con thấy hạnh phúc...
Đứng sau phim ngắn này là thương hiệu bảo hiểm Italy Generali. Đơn vị này sở hữu chuỗi phim ngắn truyền cảm hứng "Sống như ý" mang đến những thông điệp tích cực, khuyến khích sự thấu hiểu, cảm thông dành cho những người thân yêu, từ đó hướng cộng đồng tới một cuộc sống như ý, hạnh phúc hơn.
Thông qua bộ phim, Generali muốn gửi gắm thông điệp mỗi người chỉ có thể thật sự hạnh phúc khi được là chính mình. Trên con đường đó, không còn gì tuyệt hơn khi có sự sát cánh của gia đình dù bạn là ai.
Nhân dịp này, người mẹ "Hồng Đào" trong phim cũng có dịp chia sẻ trong series podcast ‘Have A Sip’ về cuộc sống gia đình chị, những kỳ vọng dành cho con đã thay đổi theo thời gian như thế nào và việc chị thấu hiểu, chấp nhận những khác biệt thế hệ. Đồng thời, chị cũng chia sẻ về những lựa chọn của con, để con có thể sống đúng và theo đuổi những đam mê, sở thích và có cuộc sống hạnh phúc nhất theo mong muốn.
Với bậc làm cha mẹ, đôi khi chỉ cần kỳ vọng ít hơn một chút, con cái đã có một chỗ dựa tâm lý vững vàng hơn. Hãy đón nhận và sẻ chia để con được sống đúng như ý muốn của bản thân, dù đôi khi điều đó chưa thật sự đúng với ước mong của cha mẹ.
Phim ngắn "Thương mình một tí, cho đời như ý" và podcast "Hồng Đào, Chuyện chưa kể" một lần nữa thể hiện thông điệp "Sống như ý" của Generali. Generali luôn hướng tới mục tiêu là người bạn đồng hành trọn đời sát cánh, bảo vệ và cùng khách hàng đi qua những thăng trầm của cuộc sống. Để những lúc khó khăn nhất, khách hàng vẫn có điểm tựa để nghỉ ngơi hoặc trở thành điểm tựa vững vàng cho những người thân yêu.