Sức khỏe

Khô mắt - chứng bệnh ai cũng có nguy cơ mắc phải

Khô mắt - chứng bệnh ai cũng có nguy cơ mắc phải - Ảnh 1.

Bệnh khô mắt là gì?

Khô mắt là hiện tượng mắt khô do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc bốc hơi nhanh. Có hai nguyên nhân chính:

Số lượng nước mắt tiết không đủ: Nước mắt được tiết ra từ các tuyến trong và quanh mi mắt. Chức năng này sẽ giảm theo tuổi tác, người mắc các bệnh toàn thân hoặc bệnh về mắt. Ngoài ra khi thời tiết nhiều gió, hanh khô cũng khiến nước mắt bốc hơi nhanh dẫn đến khô mắt.

Chất lượng nước mắt không tốt: Màng phim nước mắt gồm ba lớp: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy đảm nhiệm bảo vệ và nuôi dưỡng nhãn cầu. Lớp mỡ giúp hạn chế sự bốc hơi nước của lớp nước, trong khi lớp nhầy có chức năng dàn phẳng nước mắt trên bề mặt giác mạc. 

Khi ba lớp này mất cân bằng làm tăng sự bốc hơi nước khiến mắt bị khô. Một số bệnh lý về mắt có thể gây xáo trộn ở lớp nhờn và lớp nhầy, ví dụ như viêm bờ mi, trứng cá đỏ.

Triệu chứng phổ biến?

Khô mắt - chứng bệnh ai cũng có nguy cơ mắc phải - Ảnh 2.

Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh khô mắt đều khá nhẹ nhàng nên rất dễ bị bỏ qua:

Mắt bị kích ứng khiến bạn có cảm giác ngứa râm ran hoặc như có hạt sạn trong mắt phải liên tục chớp mắt. Nhiều trường hợp bạn sẽ thấy nóng hoặc rát trong hốc mắt kèm theo chảy nước mắt.

Mắt bị mờ tạm thời là hiện tượng tầm nhìn lúc rõ lúc mờ, sau khi chớp mắt có thể sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên, trường hợp nặng bạn sẽ thấy sự rõ, mờ này đan xen liên tục.

Mắt mỏi hoặc đi kèm cảm giác căng tức khiến bạn phải liên tục xoa mắt, đôi khi hiện tượng này khiến bạn cảm giác mí mắt nặng, khó mở mắt. Nhiều trường hợp mỏi mắt kéo dài có thể gây ra cảm giác đau âm ĩ ở đầu.

Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng gắt,chói. Bạn sẽ nhắm mắt lại lâu hơn bình thường, khó thích ứng với ánh sáng đi kèm cảm giác đau, nhức khó chịu.

Nếu bạn đang gặp phải các tình trạng trên, dù thi thoảng hay tái lại nhiều lần thì bạn nên cân nhắc tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh khô mắt

Khô mắt - chứng bệnh ai cũng có nguy cơ mắc phải - Ảnh 3.

Người thường xuyên phải tiếp xúc với màn hình điện tử như: vi tính, điện thoại, màn hình TV,...rất dễ gặp phải tình trạng khô mắt. Vì khi ta tập trung vào màn hình sẽ dẫn đến việc quên chớp mắt, khiến mắt không được cấp ẩm đủ mức. 

Ngoài ra trong quá trình sử dụng, ta thường vô thức thu ngắn khoảng cách giữa mắt và màn hình thiết bị, khiến ánh sáng xanh phát ra từ màn hình làm tăng sự bốc hơi của nước mắt.

Cánh tài xế hay lái xe đường dài thường có thói quen tập trung cao độ để quan sát giao thông đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi đường. Vì vậy mắt thường xuyên bị căng thẳng do phải mở to liên tục và ít được chớp mắt. Thói quen này về lâu sẽ làm rối loạn chức năng màng phim dẫn đến bệnh khô mắt.

Người làm việc ở môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng gây tác động xấu đến mắt. Bên cạnh đó nhiều công việc phải đeo khẩu trang ngày dài, khẩu trang không áp sát vào mặt khiến hơi thở nóng ẩm bốc lên mắt liên tục làm nước mắt bốc hơi nhanh hơn dẫn đến mắt bị khô. Hiện tượng khô mắt do đeo khẩu trang còn được gọi là "MADE" xuất hiện rộng rãi sau đại dịch COVID-19.

Biến chứng của bệnh khô mắt

Khô mắt là căn bệnh không nguy hiểm tuy nhiên nếu không được chăm sóc, điều trị đúng mức sẽ dẫn đến bệnh khô mắt mạn tính gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. 

Ngoài ra, khô mắt có thể tiến triển dẫn đến viêm giác mạc hoặc tổn thương giác mạc (dễ để lại sẹo giác mạc) làm suy giảm thị lực, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Cách phòng tránh, chăm sóc bệnh khô mắt

Khô mắt - chứng bệnh ai cũng có nguy cơ mắc phải - Ảnh 4.

Mẹo phòng tránh bệnh khô mắt: Nếu bạn phải làm việc ngày dài với màn hình điện tử hãy tập thói quen mỗi 20 phút, nhìn ra xa khoảng 7 mét trong vòng 20s để mắt của bạn được thư giãn nhiều hơn. Giải lao giữa giờ nếu công việc của bạn đòi hỏi sự tập trung cao độ của mắt như đọc sách, viết lách, lái xe đường dài,...

Sử dụng kính bảo hộ trong môi trường làm việc nhiều khói bụi, ô nhiễm hoặc kính râm khi lái xe ngoài trời để hạn chế tác động của tia UV đến mắt. Lên lịch khám mắt định kì ít nhất 1 lần/năm đối với người dưới 40 tuổi và 2 lần/năm đối với người trên 40 tuổi.

Giải pháp điều trị bệnh khô mắt: Đối với trường hợp nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt có bổ sung dung dịch bôi trơn nhãn khoa thích hợp để sử dụng khi mắt bị khô để cải thiện tình trạng khô mắt. 

Bạn cũng có thể chăm sóc đôi mắt của mình hằng ngày bằng các loại thuốc nhỏ mắt này để phòng ngừa bệnh khô mắt. Trong trường hợp khô mắt diễn tiến nặng hơn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm