Kinh doanh

Đà Nẵng tìm nhà đầu tư dự án sản xuất vi mạch bán dẫn trị giá 1.800 tỷ

Sở Tài chính TP Đà Nẵng vừa có thông báo mời nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn.

Dự án có tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng, do Công ty CP VSAP LAB đề xuất, xây dựng tại Công viên phần mềm số 2 (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), trên diện tích hơn 2.200m2.

Phòng thí nghiệm cao 4 tầng, được trang bị thiết bị hiện đại nhằm phục vụ các hoạt động nghiên cứu, sản xuất và kiểm nghiệm sản phẩm bán dẫn.

w dsc05266jpg 61535.jpg
Khu Công viên phần mềm số 2, nơi triển khai dự án. Ảnh: Hồ Giáp

Dự án sẽ tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; đồng thời phát triển các sản phẩm điện, điện tử công nghệ cao.

Ngoài ra, dự án còn cung cấp các dịch vụ kỹ thuật như kiểm tra, phân tích, lắp đặt, bảo trì, tư vấn và đào tạo liên quan đến hoạt động sản xuất.

Dự án có công suất thiết kế đạt 10 triệu sản phẩm/năm, dự kiến sẽ khởi công vào quý II/2025 và hoàn thành trong quý IV/2026. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được chấp thuận đầu tư.

Theo Sở Tài chính TP Đà Nẵng, hồ sơ đăng ký tham gia đầu tư sẽ được tiếp nhận từ ngày 10/5 đến hết ngày 24/5. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư là chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Các tin khác

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Tài xế có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn?

Hành vi rời khỏi hiện trường sau tai nạn nếu nhằm trốn tránh trách nhiệm có thể bị xem xét là tình tiết tăng nặng. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

9h sáng nay (12/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119 - 121 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Tiêm nọc rắn để điều trị rắn cắn: Mạo hiểm hay đột phá khoa học?

Năm 2017, nhà miễn dịch học Jacob Glanville đã đọc thông tin trên báo chí về một người đàn ông đã tự tiêm nọc độc gấp trăm lần của một số loài rắn độc nhất thế giới, bao gồm rắn hổ mang, rắn mamba và rắn đuôi chuông — và để bị cắn. Điều này đã thôi thúc ông gặp người này và nghiên cứu về phương pháp trị rắn cắn kỳ lạ này.