Tài chính

Chuyên gia tiết lộ lượng trái phiếu "khổng lồ" cần phát hành mỗi năm nếu Việt Nam muốn ngang hàng với Malaysia trong 8 năm tới


Điểm nghẽn của thị trường trái phiếu

Phát biểu tại hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tới 2030: Góc nhìn từ xếp hạng tín nhiệm" do Moody's Ratings và VIS Rating phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức, TS. Chử Văn Lâm, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy cho rằng, với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường vốn và các dịch vụ tài chính ngày càng hoàn thiện về cấu trúc và quy mô, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Chuyên gia tiết lộ lượng trái phiếu 'khổng lồ' cần phát hành mỗi năm nếu Việt Nam muốn ngang hàng với Malaysia trong 8 năm tới- Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo.

Cũng theo TS. Chử Văn Lâm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện đã trở thành kênh huy động vốn hiệu quả trong trung và dài hạn đối với doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp bảo đảm hài hòa nguồn vốn, giảm sự phụ thuộc vốn quá lớn vào kênh tín dụng ngân hàng. Riêng giai đoạn 2018-2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc, nhất là về khối lượng phát hành với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 45%.

Tuy nhiên, theo TS. Chử Văn Lâm, dù được cải thiện nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa được như kỳ vọng, bộc lộ những hạn chế, bất cập như vấn đề về minh bạch thông tin, việc tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp phát hành trái phiếu; việc thực hiện các cam kết với nhà đầu tư cũng như khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tiếp tục khó khăn…

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Duy, Giám đốc – Chuyên gia phân tích cao cao nhóm vĩ mô Khối Xếp hạng và Nghiên cứu, VIS Rating cũng chỉ ra loạt điểm nghẽn của thị trường trái phiếu hiện nay như: mức độ minh bạch thông tin và chất lượng của các đợt phát hành còn yếu, chưa có sự phân hóa rõ ràng về đặc thù rủi ro của từng loại hình trái phiếu, thiếu tham chiếu để xác định giá trái phiếu doanh nghiệp và đưa ra các quyết định, sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp dài hạn còn hạn chế.

Chung quan điểm với các diễn giả tại hội thảo, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đánh giá trái phiếu là kênh dẫn vốn ổn định và tiềm năng. Song, theo ông Cường, hiện tại, thị trường trái phiếu so với GDP khoảng 11% nhưng so tổng vốn huy động, vốn trái phiếu khoảng 8% so với tín dụng. Trong khi đó, các doanh nghiệp hiện nay chưa tiếp cận đúng nghĩa thị trường vốn mà vẫn thông qua ngân hàng huy động vốn ngắn hạn.

Ông Cường cũng thẳng thắn cho rằng, chất lượng trái phiếu đang có vấn đề. Thị trường trái phiếu đang tập trung chủ yếu vào ngân hàng và bất động sản, là những lĩnh vực mang tính đầu cơ. Trái phiếu chưa hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế.

"Đối với Việt Nam trái phiếu doanh nghiệp còn có vai trò quan trọng hơn nữa, các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất, trước không có đơn hàng giờ đã có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng dù đang rẻ. Tín dụng khó thì phải trông chờ vào trái phiếu. Muốn phát hành trái phiếu thì phải có độ tin tưởng để khách hàng yên tâm", ông Cường nói thêm. 

Để thị trường trái phiếu phát triển ổn định

Tại hội thảo, các chuyên gia cho hay, cần nhiều giải pháp để Việt Nam đã và đang đạt mục tiêu tăng quy mô của thị trường trái phiếu lên mức tối thiểu 25% GDP vào năm 2030. Tuy nhiên đây là mục tiêu đầy thách thức.

Ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating đưa ra những dẫn chứng về số liệu minh họa về đạt được mục tiêu về quy mô trái phiếu tới năm 2030. Theo ông Minh, hiện tại, quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam rơi vào khoảng 47 tỷ USD cao hơn Philippines, Indonesia nhưng nhỏ hơn Malaysia và Thái Lan.

Nếu Việt Nam chỉ tăng trưởng GDP tốc độ bình quân 5,5 - 6% cho 8 năm tới thì quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ vào khoảng 160-170 tỷ USD, tức tăng 3,5 lần so với quy mô hiện tại. Lúc đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam sẽ tương đương với Malaysia. Và bình quân 8 năm tới, mỗi năm Việt Nam phải phát hành mới khoảng 370 nghìn tỷ trái phiếu, tương đương kết quả năm 2020, năm đỉnh cao trước khi bùng nổ những vấn đề trên thị trường. Dẫn số liệu này, ông Minh nhấn mạnh: Đây là mục tiêu đầy khó khăn.

Chuyên gia tiết lộ lượng trái phiếu 'khổng lồ' cần phát hành mỗi năm nếu Việt Nam muốn ngang hàng với Malaysia trong 8 năm tới- Ảnh 2.

Quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam và các nước lân cận. Nguồn: VIS

Theo ông Minh, thị trường trái phiếu Việt Nam cần một tiền đề và 3 điều kiện cần để thực hiện được mục tiêu đề ra.

Cụ thể, tiền đề tiên quyết là sự minh bạch của thị trường. Ông Minh cho rằng, đến hiện tại, tính minh bạch trên thị trường trái phiếu đã thay đổi đáng kể.

Về điều kiện cần thứ nhất, phải có thông tin mức độ rủi ro trái phiếu bán trên thị trường gồm mức độ rủi ro của tổ chức phát hành, khả năng trả nợ và phải có thông tin đầy đủ về rủi ro của tổ chức phát hành được một bên độc lập cung cấp.

Điều kiện cần thứ hai là tham chiếu đơn giản phổ biến để nhà đầu tư dựa vào đó để biết trái phiếu đang được giao dịch mức giá thế nào, hay còn gọi là đường cong lãi suất trái phiếu doanh nghiệp. Điều này giúp các nhà đầu tư tránh tình trạng dò dẫm, không biết giá nào đúng để đặt lệnh giao dịch.

Điều kiện cần thứ 3, đó là phải thay đổi cơ cấu nhà đầu tư. Nhà đầu tư cá nhân trên thị trường Việt Nam đang đóng tỷ lệ sở hữu trái phiếu doanh nghiệp cao, theo thống kê của VIS Rating cuối năm ngoái nhà đầu tư đang sở hữu 33% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành. Ngược lại với các thị trường khác muốn phát triển trái phiếu doanh nghiệp thông qua việc phát hành kỳ hạn dài được nắm giữ bởi các nhà đầu tư là tổ chức.

Ông Minh cũng cho rằng, nếu làm được 2 điều kiện cần 1 và 2 thì điều kiện số 3 tự đến. Theo tôi nghĩ, ở thời điểm nay chúng ta làm rất tốt tiền đề và bước đầu tiên giải quyết vấn đề cho điều kiện 1 và 2. Nếu làm được thị trường trái phiếu sẽ phát triển về chất lượng và số lượng tốt hơn so với giai đoạn trước.


Điểm nghẽn của thị trường trái phiếu

Phát biểu tại hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tới 2030: Góc nhìn từ xếp hạng tín nhiệm" do Moody's Ratings và VIS Rating phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức, TS. Chử Văn Lâm, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy cho rằng, với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường vốn và các dịch vụ tài chính ngày càng hoàn thiện về cấu trúc và quy mô, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Chuyên gia tiết lộ lượng trái phiếu 'khổng lồ' cần phát hành mỗi năm nếu Việt Nam muốn ngang hàng với Malaysia trong 8 năm tới- Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo.

Cũng theo TS. Chử Văn Lâm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện đã trở thành kênh huy động vốn hiệu quả trong trung và dài hạn đối với doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp bảo đảm hài hòa nguồn vốn, giảm sự phụ thuộc vốn quá lớn vào kênh tín dụng ngân hàng. Riêng giai đoạn 2018-2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc, nhất là về khối lượng phát hành với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 45%.

Tuy nhiên, theo TS. Chử Văn Lâm, dù được cải thiện nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa được như kỳ vọng, bộc lộ những hạn chế, bất cập như vấn đề về minh bạch thông tin, việc tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp phát hành trái phiếu; việc thực hiện các cam kết với nhà đầu tư cũng như khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tiếp tục khó khăn…

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Duy, Giám đốc – Chuyên gia phân tích cao cao nhóm vĩ mô Khối Xếp hạng và Nghiên cứu, VIS Rating cũng chỉ ra loạt điểm nghẽn của thị trường trái phiếu hiện nay như: mức độ minh bạch thông tin và chất lượng của các đợt phát hành còn yếu, chưa có sự phân hóa rõ ràng về đặc thù rủi ro của từng loại hình trái phiếu, thiếu tham chiếu để xác định giá trái phiếu doanh nghiệp và đưa ra các quyết định, sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp dài hạn còn hạn chế.

Chung quan điểm với các diễn giả tại hội thảo, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đánh giá trái phiếu là kênh dẫn vốn ổn định và tiềm năng. Song, theo ông Cường, hiện tại, thị trường trái phiếu so với GDP khoảng 11% nhưng so tổng vốn huy động, vốn trái phiếu khoảng 8% so với tín dụng. Trong khi đó, các doanh nghiệp hiện nay chưa tiếp cận đúng nghĩa thị trường vốn mà vẫn thông qua ngân hàng huy động vốn ngắn hạn.

Ông Cường cũng thẳng thắn cho rằng, chất lượng trái phiếu đang có vấn đề. Thị trường trái phiếu đang tập trung chủ yếu vào ngân hàng và bất động sản, là những lĩnh vực mang tính đầu cơ. Trái phiếu chưa hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế.

"Đối với Việt Nam trái phiếu doanh nghiệp còn có vai trò quan trọng hơn nữa, các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất, trước không có đơn hàng giờ đã có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng dù đang rẻ. Tín dụng khó thì phải trông chờ vào trái phiếu. Muốn phát hành trái phiếu thì phải có độ tin tưởng để khách hàng yên tâm", ông Cường nói thêm. 

Để thị trường trái phiếu phát triển ổn định

Tại hội thảo, các chuyên gia cho hay, cần nhiều giải pháp để Việt Nam đã và đang đạt mục tiêu tăng quy mô của thị trường trái phiếu lên mức tối thiểu 25% GDP vào năm 2030. Tuy nhiên đây là mục tiêu đầy thách thức.

Ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating đưa ra những dẫn chứng về số liệu minh họa về đạt được mục tiêu về quy mô trái phiếu tới năm 2030. Theo ông Minh, hiện tại, quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam rơi vào khoảng 47 tỷ USD cao hơn Philippines, Indonesia nhưng nhỏ hơn Malaysia và Thái Lan.

Nếu Việt Nam chỉ tăng trưởng GDP tốc độ bình quân 5,5 - 6% cho 8 năm tới thì quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ vào khoảng 160-170 tỷ USD, tức tăng 3,5 lần so với quy mô hiện tại. Lúc đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam sẽ tương đương với Malaysia. Và bình quân 8 năm tới, mỗi năm Việt Nam phải phát hành mới khoảng 370 nghìn tỷ trái phiếu, tương đương kết quả năm 2020, năm đỉnh cao trước khi bùng nổ những vấn đề trên thị trường. Dẫn số liệu này, ông Minh nhấn mạnh: Đây là mục tiêu đầy khó khăn.

Chuyên gia tiết lộ lượng trái phiếu 'khổng lồ' cần phát hành mỗi năm nếu Việt Nam muốn ngang hàng với Malaysia trong 8 năm tới- Ảnh 2.

Quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam và các nước lân cận. Nguồn: VIS

Theo ông Minh, thị trường trái phiếu Việt Nam cần một tiền đề và 3 điều kiện cần để thực hiện được mục tiêu đề ra.

Cụ thể, tiền đề tiên quyết là sự minh bạch của thị trường. Ông Minh cho rằng, đến hiện tại, tính minh bạch trên thị trường trái phiếu đã thay đổi đáng kể.

Về điều kiện cần thứ nhất, phải có thông tin mức độ rủi ro trái phiếu bán trên thị trường gồm mức độ rủi ro của tổ chức phát hành, khả năng trả nợ và phải có thông tin đầy đủ về rủi ro của tổ chức phát hành được một bên độc lập cung cấp.

Điều kiện cần thứ hai là tham chiếu đơn giản phổ biến để nhà đầu tư dựa vào đó để biết trái phiếu đang được giao dịch mức giá thế nào, hay còn gọi là đường cong lãi suất trái phiếu doanh nghiệp. Điều này giúp các nhà đầu tư tránh tình trạng dò dẫm, không biết giá nào đúng để đặt lệnh giao dịch.

Điều kiện cần thứ 3, đó là phải thay đổi cơ cấu nhà đầu tư. Nhà đầu tư cá nhân trên thị trường Việt Nam đang đóng tỷ lệ sở hữu trái phiếu doanh nghiệp cao, theo thống kê của VIS Rating cuối năm ngoái nhà đầu tư đang sở hữu 33% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành. Ngược lại với các thị trường khác muốn phát triển trái phiếu doanh nghiệp thông qua việc phát hành kỳ hạn dài được nắm giữ bởi các nhà đầu tư là tổ chức.

Ông Minh cũng cho rằng, nếu làm được 2 điều kiện cần 1 và 2 thì điều kiện số 3 tự đến. Theo tôi nghĩ, ở thời điểm nay chúng ta làm rất tốt tiền đề và bước đầu tiên giải quyết vấn đề cho điều kiện 1 và 2. Nếu làm được thị trường trái phiếu sẽ phát triển về chất lượng và số lượng tốt hơn so với giai đoạn trước.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm