Theo The Independent, Trái Đất vẫn đang ở giữa một cơn bão Mặt Trời mạnh sau khi NASA liên tiếp quan sát được những vụ phóng năng lượng bùng nổ từ phía ngôi sao mẹ của chúng ta.
Theo cập nhật của NOAA, cơn bão Mặt Trời (hay còn gọi là bão địa từ) ở mức G3 bắt đầu được quan sát vào lúc 1 giờ 10 phút sáng 10-4 theo giờ EDT, tức 12 giờ 10 phút trưa 10-4 theo giờ Việt Nam.
Mặt Trời bùng nổ trong một vụ phóng khối lượng đăng quang. Ảnh: NASA
Đó là một cơn bão mạnh, cấp độ G3, do ảnh hưởng từ một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) của Mặt Trời, khiến từ trường liên hành tinh bị xáo động trong nhiều giờ.
Hai cơn bão Mặt Trời mức G1 tiếp tục "tham chiến" vào lúc 14 giờ 40 phút trưa 10-4 và 10 giờ đêm 10-4 (theo giờ Việt Nam).
Theo đo đạc của NOAA vào sáng nay 11-4, tốc độ gió Mặt Trời thường xuyên ở mức trên dưới 530 km/giây. Thông thường gió Mặt Trời tùy theo độ mạnh của bão sẽ có tốc độ khoảng 400-700 km/giây.
Những cơn bão Mặt Trời thường mang đến cực quang tuyệt đẹp, đã được quan sát những ngày gần đây ở phía Bắc Canada và Siberia. Tuy nhiên, nó lại gây thiệt hại không nhỏ cho công nghệ của con người và động vật, như ảnh hưởng đến hệ thống điện, hệ thống định vị của vệ tinh và động vật di cư.
Ở mức cao nhất là G5, lưới điện có thể sụp đổ gây nên thảm họa, định vị vệ tinh có thể bị hỏng hoàn toàn và cực quang sẽ "bùng nổ" toàn cầu.