Ai đó đã từng nói chốn công sở cũng giống như một mặt trận, điều này không sai chút nào. Khi bước chân vào chốn công sở bạn không những phải cố gắng làm việc hết sức mình, mà còn phải cố gắng duy trì mối quan hệ với cấp trên và các đồng nghiệp.
Nếu gặp được một người sếp thẳng tính thì bạn thật là người may mắn, bởi vì bạn không phải suy nghĩ quá nhiều về vấn đề mà anh ta nói. Ngược lại nếu sếp là người thâm thúy, thì chúc mừng bạn đã bước vào giai đoạn kiểm tra trình độ EQ. Kiểu lãnh đạo thâm thúy này thật khiến người khác sởn tóc gáy, vì thật khó có thể nhanh chóng hiểu được trọng điểm vấn đề mà người này muốn nói.
Khi sếp hỏi 4 câu này thực sự là không phải muốn nghe ý kiến của bạn, thực chất là đang ngầm kiểm tra, nếu như may mắn vượt qua thì con đường công danh ngày càng rộng mở.
1. Bạn có bận không?
Trong trường hợp này, nếu trả lời rằng bạn rất bận, như vậy anh ta sẽ nghĩ rốt cuộc bạn đang bận cái gì, và câu trả lời này sẽ không có lợi cho bạn. Nếu nói rằng bạn không bận, vậy thì càng không ổn.
Thực ra, trong những trường hợp sếp hỏi bạn có bận không, thì câu trả lời chính xác là không nên trả lời là bận hay không bận. Thay vào đó, nên nói về những gì bạn đã làm gần đây, những gì bạn đang làm và những dự định bạn sẽ tiếp tục làm trong thời gian tới.
Công việc của một nhân viên bận hay không bận vốn không phải do người nhân viên đó quyết định, nên nói ra những công việc của mình để người lãnh đạo tự nhận định. Do vậy, khi bắt đầu làm việc hay đang tiến hành, hay khi công việc kết thúc ở mỗi giai đoạn đều nên chủ động báo cáo với sếp về tình hình công việc, bằng cách này là bạn đang cho họ biết rằng bạn đang thực sự làm việc, đang rất bận. Hơn nữa, điều này còn giúp bạn thể hiện cho sếp thấy bạn là người có trách nhiệm với công việc, sếp sẽ tin tưởng bạn hơn.
2. Bạn và đồng nghiệp thường nói với nhau chuyện gì?
Tôi có một cô bạn tên Tiểu Mỹ, cô ấy là nhân viên của một công ty thương mại. Cô ấy kể rằng, công ty cô ấy nổi tiếng về quan hệ hòa hợp giữa các đồng nghiệp, nhưng thời gian gần đây mọi người trong công ty đang hoảng loạn vì một số tin đồn, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp đang rạn nứt, có một số người còn quyết định rời bỏ công ty. Vì thế mà lãnh đạo đến công ty gặp Tiểu mỹ nói: ở công ty chúng ta không có phân biệt cấp trên cấp dưới, tất cả đều xem nhau như bạn bè, và có phải mọi người đều đối xử chân thành với nhau, đúng không?
Tiểu Mỹ thấy lãnh đạo tốt bụng nên cũng không lấy làm căng thẳng. Khi đang nói chuyện rất vui vẻ, nhà lãnh đạo bỗng nhiên hỏi: "bình thường mọi người nói chuyện gì thế? Tiểu Mỹ không chút do dự nói hết ra những bí mật giữa các đồng nghiệp. Nghe xong, vị lãnh đó nở một nụ cười nhẹ, rồi nói: "mọi người vẫn cần phải coi công việc là vấn đề quan trọng hàng đầu".
Sau khi trở về Tiểu Mỹ suy nghĩ lại mọi chuyện, chợt giật mình hiểu ra những ẩn ý sau những lời vị lãnh đạo kia nói chính là không nên vì mấy tin đồn mà làm ảnh hưởng đến công việc. Từ đó, Tiểu Mỹ chăm chỉ làm việc không để ý đến những tin đồn kia nữa.
3. Tình hình công việc dạo này thế nào?
Khi lãnh đạo bỗng nhiên hỏi về tình hình công việc chúng ta đang làm, rất có thể họ đã nghe thấy những tin đồn không tốt, cho nên anh ta cố ý hỏi xem chúng ta có nói thật hay không, đây chính là một cách thăm dò nhân viên của các nhà lãnh đạo.
Vấn đề ở đây chính là trong công việc bạn đang thiếu khâu chủ động báo cáo tiến độ công việc lại cho sếp khiến cho họ dần mất niềm tin nơi bạn, bạn đang tự làm cho sếp có cảm giác không thể kiểm soát được nhân viên. Bạn khiến cho anh ta cảm thấy bạn chính là mối nguy hiểm.
Hãy nhớ rằng, bất kỳ người lãnh đạo nào cũng đều có mong muốn kiểm soát mạnh mẽ. Nếu nhà lãnh đạo của bạn hỏi về tình hình công việc. Trước hết bạn nên trả lời: tôi đang chuẩn bị báo cáo với sếp về tình hình của công việc này. Sau đó, hãy nói đúng về thực tế của vấn đề, không nên che giấu, sau khi trình bày xong bạn có thể xin ý kiến của họ. Làm như vậy sẽ tạo được sự tin tưởng trong lòng sếp.
4. Ý kiến CỦA BẠN về công ty
Trong nhiều trường hợp, chúng ta cũng rất khó để lựa chọn. Ví dụ trong một cuộc họp sếp yêu cầu mọi người hãy đưa ra những ý kiến cá nhân về công ty. Đây là thời gian để kiểm tra EQ của một người.
Đối với một nhà lãnh đạo thẳng thắn, vậy có thể nói thẳng những gì chúng ta thấy và cảm nhận. Nhưng đối với một vị lãnh đạo thâm thúy, thì đây là một câu hỏi có nhiều mục đích, và nó làm cho rất nhiều người rơi vào bế tắc.
Để nhân viên nói hết ra những suy nghĩ thật lòng mới là mục đích thực sự của họ. Bởi thân là một người lãnh đạo, cần phải biết suy nghĩ thực sự của cấp dưới, anh ta mới có thể sắp xếp công việc một cách hợp lý.
Chốn công sở, không chỉ là khi sếp hỏi bốn câu này, mà trong nhiều trường hợp, những gì đồng nghiệp và các nhà lãnh đạo nói tất cả đều đáng suy ngẫm. Bạn không thể chỉ nghe những gì người khác nói gì, mà còn phải nghe được những điều mà người ta không trực tiếp nói ra, đây mới chính là mấu then chốt quan trọng nhất của chúng ta. Nếu làm được điều này, con đường sự nghiệp của bạn có thể trở nên rộng mở hơn.