Tôi đã từng đọc một chủ đề trên Internet rằng: Nếu bạn có một khả năng đặc biệt thì bạn muốn điều gì nhất?
Câu trả lời được bình luận nhiều nhất là: Có trí nhớ tốt. Rất nhiều người khi được hỏi cho biết rằng họ học mau quên và khả năng ghi nhớ kém. Có người sợ quên đến nỗi đem theo giấy note viết lại và dán ở nơi dễ chú ý nhất để không quên.
Có nhiều người khác đã đọc những hàng trăm cuốn sách, nhưng đến khi bạn bè họ hỏi về nội dung, họ lại ấp ấp úng như chưa từng thấy qua nó vậy.
Một số học sinh siêng năng lắng nghe lời thầy cô giảng trên lớp học, ghi chép cẩn thận. Ấy vậy mà khi bước vào phòng thi, họ quên sạch sành sanh như chưa từng học nó. Còn bạn thì sao? Bạn khá vất vả để giới thiệu sản phẩm của công ty đến khách hàng. Nhưng khi khách hàng đồng ý gặp mặt để trao đổi thông tin sản phẩm thì bạn lúng túng không biết xử trí thế nào vì lỡ quên tên khách hàng. Bạn liên tục hỏi tên người đối diện và khiến người đó cảm thấy bực mình.
Không chỉ vậy, càng lớn tuổi, trí nhớ của bạn càng kém hiệu quả trong việc tiếp thu những kiến thức mới. Trong cuộc sống và công việc, bạn thường bỏ lỡ nhiều cơ hội chỉ vì tính hay quên của mình.
Câu chuyện của chàng tiến sĩ kiêm giảng viên đại học sẽ cho bạn những kinh nghiệm quý giá về vấn đề này. Nguyên văn như sau:
"Tôi đã từng ở trong tình huống khó xử. Công ty yêu cầu bằng ngoại ngữ để phục vụ trong công việc. Nhưng khổ nỗi tôi học cực tệ môn tiếng Anh. Dù rất chăm chỉ học từng chữ một nhưng tôi không nhớ từ vựng tiếng Anh đã học hôm trước. Điều này khiến tôi thi trượt ba lần trong kì thi ngoại ngữ. Cha mẹ tôi đã thúc giục tôi trở về quê hương nếu tôi vẫn trượt môn này. Tôi sẽ tìm một công việc không sử dụng tiếng Anh và rồi sau đó hẹn hò, kết hôn và có con. Nghe xong điều này đôi mắt tôi tràn ngập sự tuyệt vọng. Trong thực tế, tôi thực sự rất chăm chỉ. Tôi làm việc ở công ty vào ban ngày và thường xuyên học thêm ngoại ngữ vào buổi tối.
Nhưng có điều nghịch lý rằng: Có những cuốn sách tôi đã đọc không biết bao nhiêu lần nhưng tôi vẫn không thể nhớ nội dung chính, thậm chí tôi còn tự nghi ngờ bản thân: "Càng làm việc chăm chỉ, đồng nghiệp của tôi càng cười nhạo tôi, chẳng lẽ tôi không sinh ra để học hay sao?"
Bạn càng ghi nhớ theo kiểu rập khuôn, máy móc thì bạn càng không thể tạo ra được thành tựu, không phải vì bạn ngu ngốc, mà vì phương pháp ghi nhớ của bạn có vấn đề.
Thế giới của người trưởng thành ngoài công việc thì luôn có một số thứ tầm thường níu giữ họ lại. Những thứ vô nghĩa này đã chiếm hết năng lượng, thời gian và sự chú ý của họ.
Vào thời điểm này, phương pháp học vẹt như anh vẫn hay làm không hiệu quả. Vì vậy, anh ấy đã phân chia thời gian một cách hiệu quả, giờ nào việc nấy. Tích lũy từng chút mỗi ngày, hiệu quả tốt hơn so với toàn bộ thời gian đề học vẹt.
Dưới đây là một vài cách đã giúp anh học thuộc nhanh và nhớ lâu:
1. Hãy học để hiểu, đừng học vẹt. Thông tin bạn hiểu được có thể ghi nhớ nhanh hơn gấp nhiều lần. Đừng cố học vẹt, hãy học một cách khoa học và thông minh.
Trong cuộc sống, bạn phải học rất nhiều thứ nên lời khuyên chân thành nhất là học để hiểu chứ đừng học vẹt trừ những thông tin buộc phải thuộc lòng. Bởi vì dù bạn có bỏ ra bao nhiêu công sức để nhớ, thì mọi nỗ lực của bạn sẽ đổ sông đổ biển sau một thời gian ngắn.
2. Những thứ học đầu tiên và cuối cùng bao giờ cũng dễ nhớ nhất. Vì ấn tượng đầu tiên thường rất khó quên và những thứ vừa học sẽ đọng trong đầu bạn lâu hơn.
3. Đừng ôm khư khư một chủ đề mà hãy làm cho đầu óc bạn phong phú hơn. Hãy đọc nhiều chủ đề khác nhau. Lý do là các thông tin tương tự nhau có thể bị trộn lẫn thành một mớ hỗn độn. Điều đó khiến bạn quên rất nhanh kiến thức hoặc gây nhầm lẫn cho bạn.
4. Học những thứ đối lập. Ví dụ khi học một ngôn ngữ mới, hãy học thành cặp từ: đẹp - xấu, tối - sáng. Các từ đối lập sẽ dễ nhớ hơn.
5. Chỉ học những thông tin cần thiết, đừng cố ôm đồm mọi thứ. Bạn không phải thiên tài nên phải biết sức mình. Hãy đặt ưu tiên của bạn cho chuẩn xác.
6. Nếu thông tin có vẻ khó nhớ, hãy tự tạo cho mình một câu chuyện, có nhân vật và có cốt truyện đàng hoàng. Bạn sẽ ghi nhớ được tốt hơn.
7. Chọn nguồn thông tin chuẩn nhất: Đừng dùng sách hoặc các phương pháp quá cũ và lỗi thời. Mọi thứ luôn thay đổi vậy nên đừng cố nhồi nhét những thông tin chưa chắc đã được dùng đến.
8. Ghi âm: Hãy ghi âm lại những thông tin cần học rồi nghe. Phương pháp này phù hợp với những người có khả năng tiếp thu khi nghe giảng tốt.
9. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi học để gợi nhớ dễ hơn.
10. Kết nối những thứ cần nhớ đến ngoại cảnh. Ví dụ bạn đang ở trong một căn phòng, hãy thử kết nối các kiến thức với thứ gì đó trong phòng. Sau đó, chỉ cần nhớ về căn phòng đó là bạn có thể nhớ lại được nhiều kiến thức đấy.
Nếu tôi có một trí nhớ tuyệt vời thì cuộc sống của tôi sẽ chuyển biến như thế nào?
Khi nói đến trí nhớ, nhiều người tự hỏi: Tôi đã có trí nhớ kém từ khi còn bé, tôi có thể cải thiện trí nhớ không? Sau 25 tuổi, trí nhớ của tôi không còn tốt như trước, vẫn còn cứu vãn được không?
Trí nhớ không được sinh ra mà do rèn luyện và những người bình thường có thể cải thiện trí nhớ của bản thân, tạo ra một sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của bạn.
Trước 25 tuổi, bạn có thể lãng phí rất nhiều thời gian để thăng tiến, nhưng sau tuổi 25, bạn cần cải thiện trí nhớ để xử lý tốt công việc, duy trì các mối quan hệ và trụ vững trong nghề.