Năm 2019 bị cho nghỉ việc hoặc tự mình xin nghỉ, trước mắt "không công việc" để tìm, đây chính là đả kích vô tình nhất. Bởi lẽ đau lòng hơn cả bệnh dịch đó là nếu cứ ở nhà không đi làm như này, không biết tiền tiết kiệm còn có thể trụ được bao lâu?
Đặc biệt là những người tiêu sài hoang phí, làm tháng nào tiêu hết tháng đó, tay không "lương thực", cứ thêm một ngày là dày thêm một phần hoang mang.
Dịch bệnh rồi sẽ qua đi, có người vì vậy mà có được một bước nhảy vọt trong suy nghĩ, có ý thức đi sắp xếp và điều chỉnh lại thói quen tiêu dùng và quan điểm sống của bản thân, nhưng vẫn sẽ có những người dậm chân tại chỗ, tiếp tục sa đà vào cuộc sống tiêu sài hoang phí.
Cá nhân tôi muốn nói với những người trẻ "làm tháng nào tiêu hết tháng đó" rằng, đã tới lúc phải kỉ luật tự giác, đã tới lúc phải thay đổi quan niệm tiêu dùng hưởng lạc và quan điểm sống của bản thân!
Tự giác kỉ luật 1
Tránh xa những ham muốn vật chất không cần thiết, đừng để chúng ăn mòn bạn
Tôi từng nghe qua một cuộc hội thoại có thể nói là khá bi thảm của người trung niên:
"Có thể cho tôi vay 2 triệu được không, tôi trả tiền phòng!"
"Lần trước vay tôi cậu còn chưa trả, lương tháng của cậu hơn 10 triệu, cậu tiêu đi đâu hết rồi…"
Tiêu sài hoang phí là tốn kém.
Sự buông thả của bạn, thu lại được sẽ chỉ là những năng lượng tiêu cực và sự bất lực khi cần tới tiền.
Mua mua mua, mua không ngừng!
Trên thực tế thì cảm giác hạnh phúc của một người không hoàn toàn tới từ tiêu dùng, sự theo đuổi về vật chất của chúng ta ngày nay đã vượt qua những nhu cầu cơ bản để sinh tồn.
Bạn cần biết rằng cảm giác an toàn thực sự, nó tới từ sự mạnh mẽ về tâm lý, chỉ là chúng ta đang đòi hỏi quá nhiều, quá tham lam và bị kìm hãm bởi những ham muốn vật chất, vậy thì làm sao có thể có được cảm giác an toàn, tự do và hạnh phúc thực sự?
Mặt khác, nếu bạn tĩnh lại, cứ để những ham muốn vật chất của bạn tuôn trào, nhưng bạn chỉ nắm lấy những gì bạn cần, vậy thì bạn đã có thể kiểm soát được thế giới của những ham muốn vật chất, không để những ham muốn vật chất đó kiểm soát bạn.
Tiêu sài lãng phí, hoang phí là nguồn cơn gốc rễ cho những đói nghèo của người trẻ trong tương lai. Tôi không phản đối tiêu dùng, nhưng tôi phản đối tiêu dùng hoang phí.
Bây giờ mắc nợ, cuộc đời còn lại của bạn ai sẽ chịu trách nhiệm? Đừng để sự hoang phí lấy nốt đi tấm khiên cuối cùng của bạn.
Người bán hàng phụ trách kiếm tiền, nhưng họ không có trách nhiệm phải quan tâm xem bạn sẽ sống ra sao sau đó. Đối với họ, bạn càng tiêu nhiều thì họ càng vui mừng.
Trong những sản phẩm tiêu dùng đó, bạn tìm thấy cái gọi là "cảm giác thỏa mãn" của cuộc đời, đặc biệt là đối với những người "nghèo hào nhoáng, nghèo vui vẻ", mà không nhận thức xa xôi được rằng sự xa hoa hưởng lạc của hiện tại sẽ đổi lấy khó khăn và hối hận khi một loạt các thứ tiền như tiền nhà, tiền sữa, tiền học, tiền sinh hoạt ập đến cùng một lúc trong tương lai.
Cũng giống như domino vậy, một khi bạn không còn có thể khống chế được chúng, mọi thứ sẽ sụp đổ theo chuỗi, từng cái từng cái một, cho tới khi bạn rơi xuống đáy cùng của khó khăn và mệt mỏi vì thiếu tiền.
Cuối cùng, sống chỉ là sống để cho qua ngày, vay chỗ này bù chỗ kia, cuộc đời không có ý nghĩa nào để bàn.
Tự giác kỉ luật 2
Tâm hồn thăng hoa, vật chất giản tiện, nỗ lực làm việc, cơ thể cân bằng
Cuộc sống không phải là một bữa tiệc vật chất, mà là một sự mài dũa của tâm hồn!
Trừ vật chất, cộng tinh thần, vạn vật hài hòa.
Có người nói rằng: cuộc sống là "đoạn bỏ ly", làm phép trừ cuộc sống, vứt đi những thứ trông thấy được, thay đổi thế giới mà mình không thấy.
Đoạn tuyệt những thứ không cần thiết;
Bỏ đi những thứ thừa thãi;
Thoát ly chấp niệm với vật chất.
"Đạo Đức kinh" nói rằng: "thiếu tắc đắc, đa tắc hoặc". Quá nhiều lựa chọn sẽ khiến con người ta khó mà vứt bỏ, lưỡng lự, mơ hồ. Ít tức là nhiều, mọi thứ chỉ vừa đủ, đó mới là hoàn hảo.
Dưới đây là một bức chân dung thực tế của nhiều người trung niên, và cũng là một bức chân dung về tương lai của những người có thói quen tiêu sài hoang phí.
Sự ham chơi của tuổi 20 tạo nên sự bất lực ở tuổi 30.
Sự bất lực của tuổi 30 tại nên tuổi 40 vô dụng.
Sự vô dụng của tuổi 40 thành toàn nên sự thất bại của tuổi 50.
Sự thất bại của tuổi 50 tạo ra một cuộc đời chẳng đi đâu về đâu.
Chúng ta nên có một phương thức tiêu dùng lý trí ra sao?
Đoạn: không phải "không mua", mà là phải biết chắt lọc, chọn lựa.
Vứt: không phải vứt bỏ hết mà phải biết cái nào cần cái nào không.
Ly: không phải không có mong muốn tiêu dùng, mà là không được để ham muốn vật chất khống chế.
Có một điều bạn cần phải biết rõ rằng: đời người lên lên xuống xuống, có đỉnh thì cũng có đáy, kinh tế có lúc "nở rộ", cũng có lúc "héo mòn". Môi trường lớn, cá thể nhỏ, cuộc đời mỗi con người luôn sẽ xảy ra rất nhiều sự cố ngoài ý muốn, chẳng hạn như bệnh tật, thất nghiệp, dịch bệnh, thiên tai…
Có người nói, mọi đau khổ của con người về mặt bản chất đều tới từ sự tức giận trước sự bất lực của anh ta. Còn kỉ luật tự giác, vừa hay chính là con đường cơ bản nhất giúp giải quyết mọi khó khăn vất vả của con người. Sự tự giác kỉ luật của đời người bao gồm 4 việc: tâm hồn giản tiện, kiểm soát tiền bạc, làm việc chăm chỉ, bảo vệ sức khỏe.
Tâm hồn giản tiện: theo đuổi sự đơn giản, không để những ham muốn vật chất quấy nhiễu.
Kiểm soát tiền bạc: biết khi nào nên tiêu và tiêu sao cho xứng đáng.
Làm việc chăm chỉ: sống ở đời ai cũng cần có một công việc và luôn phấn đấu hết mình, yêu thương nó.
Bảo vệ sức khỏe: đây là nền tảng cho mọi thứ trong cuộc sống.
Làm tốt được 4 điều này, bạn sẽ không bao giờ phải sợ hãi và lo lắng trước những bất ngờ xảy tới.
Khi còn trẻ, mọi thứ đều không thành vấn đề, đợi tới khi bước vào tuổi trung niên rồi, những thứ mà bạn không cho là vấn đề lại trở thành những khó khăn, những âm hồn không tan trong cuộc sống. Vì vậy, đối với những người tiêu sài hoang phí mà nói, làm tốt 4 điều kỉ luật tự giác mới là việc trước mắt cần làm.
Khi bạn vẫn chưa trở thành người mà bạn muốn trở thành, chưa có được một sự nghiệp vĩ đại, vậy thì hãy bắt đầu từ một người bình thường, làm tốt sự kỉ luật tự giác mà một người bình thường nên có mới là vương đạo. Còn thành công, vừa hay tới từ kỉ luật và kiên trì.
Nhưng cũng đừng quên, không phải ai cũng có cơ hội để thành toàn nên một sự nghiệp lớn lao, hưởng thụ sự sang giàu về vật chết. Nếu 10 năm, 20 năm, 30 năm sau, bạn vẫn có một cuộc sống bình phàm, vậy thì bạn phải có đủ dũng khí để đi đối mặt với sự bình phàm đó, chấp nhận bình phàm và thích ứng với sự bình phàm.
Ích lợi mà kỉ luật tự giác mang lại cho bạn đó là mang tới cho bạn sự tự do lớn nhất, tuy không phải quá sang giàu có nhưng sống cũng sẽ nhất định không tồi, không có khủng hoảng, nợ nần, không có sự dày vò về sức khỏe… Cân bằng và hài hòa, mọi thứ đều "vừa phải", đây mới là cuộc sống mà bạn có thể làm chủ, bạn nói là được.