Phong cách sống

Duy trì thói quen tắm nước lạnh vào 7 giờ sáng mỗi ngày, tôi nhận ra 4 triết lý của kẻ triệu phú: Cái giá của sự thức tỉnh, không bao giờ là rẻ mạt!

Theo các nghiên cứu, tắm vào buổi sáng là một cách tốt để bạn trở nên tỉnh táo hơn, giúp da được mát xa và kích thích, đồng thời còn là sự rèn luyện cho huyết quản vùng bên trong da. Đặc biệt, việc tắm lạnh sáng sớm sẽ làm tăng khả năng thích ứng với sự thay đổi của thời tiết và các nhân tố bên ngoài của vùng da và huyết quản, từ đó tăng sức đề kháng của cơ thể. Cũng theo nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học Harvard, việc tắm vào buổi sáng bằng nước lạnh sẽ hỗ trợ công năng của hệ thần kinh trung ương, kích thích tiết adrenalin, giúp cho đầu óc luôn minh mẫn, nhanh nhạy và ít bị phân tán tư tưởng trong suốt một ngày làm việc. Từ đó bắt đầu ngày mới tràn đầy sức sống và mang lại nhiều ý tưởng sáng tạo cho bạn.

Đó là những kiến thức khoa học mà bạn có thể tìm ở bất cứ đâu, chỉ với một cú nhấp chuột đơn giản. Đối với riêng tôi, tắm nước lạnh vào mỗi sáng, còn ẩn chứa những bài học cuộc sống rất thú vị. Một buổi sáng đứng tắm dưới vòi sen, tôi đã nghĩ thế này:

Duy trì thói quen tắm nước lạnh vào 7 giờ sáng mỗi ngày, tôi nhận ra 4 triết lý của kẻ triệu phú: Cái giá của sự thức tỉnh, không bao giờ là rẻ mạt!  - Ảnh 1.

1. Nỗi sợ không bao giờ biến mất

Dù sáng nào cũng tắm nước lạnh, nhưng bạn có công nhận là khoảnh khắc đầu tiên mở vòi sen, đưa tay chạm vào những tia nước đầu tiên, vẫn hơi có chút e dè không?

Có người đứng vài phút và cứ để nước từ vòi chảy.

Có người hít một hơi thật sâu và căng thẳng như chuẩn bị "xông pha" nơi trận mạc. 

Có người thò chân vào trước, đến tay, cho quen rồi mới dám tắm.

Dù có làm chuyện ấy thành thục đến cỡ nào, thì mỗi buổi sáng, vẫn có tâm lý dè chừng.

Những nỗi sợ trong thực tế cũng y như vậy, nó không mất đi. Nhưng yên tâm là, mỗi lần chiến thắng được nó, thì bạn vẫn trở thành anh hùng như thường.

Việc bạn duy trì được thói quen tắm nước lạnh buổi sáng, giống như thói quen của lòng dũng cảm - hoàn toàn có thể học được, thông qua sự lặp lại. Cội nguồn của hầu hết các nỗi sợ thường có liên quan đến những lời chỉ trích mang tính phá hoại, có thể từ tác động bên ngoài, hoặc từ chính thẳm sâu bên trong bạn. 

Điều này gây ra 2 loại lo sợ lớn, bao gồm sự lo sợ thất bại, điều khiến cho chúng ta nghĩ rằng "Tôi không thể, Tôi không làm được, Tôi không thể làm được"; và nỗi sợ bị từ chối, điều khiến cho chúng ta nghĩ rằng "Tôi bắt buộc phải, Tôi bắt buộc phải, Tôi bắt buộc phải." Những nỗi lo sợ có thể làm chúng ta bị tê liệt, ngăn cản chúng ta khỏi việc làm những hành động mang tính chất xây dựng theo con đường đến với những ước mơ và hoài bão.

Chính vì vậy việc để cho bản thân mình chấp nhận càng nhiều thử thách và vượt qua càng nhiều nỗi sợ là cách bạn xây dựng thói quen này. "Dũng cảm đi kèm với sợ hãi, nếu không nó đã không được gọi là dũng cảm". 

Duy trì thói quen tắm nước lạnh vào 7 giờ sáng mỗi ngày, tôi nhận ra 4 triết lý của kẻ triệu phú: Cái giá của sự thức tỉnh, không bao giờ là rẻ mạt!  - Ảnh 2.

2. Nhưng đối mặt với nỗi sợ làm bạn mạnh mẽ hơn

Sau nhiều lần "kì kèo" với nỗi sợ, người ta hiểu rằng: Thực ra, chúng ta luôn bị "thần hồn nát thần tính", luôn thổi phồng nỗi sợ bằng cách tự tưởng tượng ra.

Tắm nước lạnh mỗi buổi sáng, bạn sẽ nhận ra rằng: Đáng sợ nhất chỉ là khoảnh khắc đầu tiên thôi, một khi đã dám dấn thân thì nỗi sợ cũng giảm đi 90% rồi.

Điều này phải chăng có ý nghĩa rằng, dù nỗi sợ hãi có lớn thế nào, thì nó cũng sẽ phải chấm dứt.

Không có nỗi sợ hãi nào là "mãi mãi" hay "cả đời" cho dù nó có khủng khiếp và dai dẳng đến thế nào. Bạn phải tin vì đấy là sự thât: mọi nỗi sợ đều sẽ phải chấm dứt. Nghĩa là đừng bao giờ từ bỏ hy vọng chống chọi lại nó chỉ vì nghĩ rằng nó sẽ đi theo bạn cả đời. Chỉ có bạn mới có quyền cho phép nỗi sợ hãi đi theo hay dừng lại.

Sự thật là nỗi lo âu không bao giờ ngự trị mãi, bởi đơn giản là cơ thể bạn không cho phép điều đó. Bản thân nỗi hoang mang thường không tồn tại lâu, đó là phản ứng lại khi chúng ta có khuynh hướng muốn chần chừ. Hãy tự nhắc nhở bản thân mình đang muốn làm gì, và muốn từ bỏ điều gì. Tại sao? Bởi vì bạn đang phải "giao tiếp" với nỗi hoang mang ấy, vì bạn vẫn có thể có được một số thứ từ những vấn đề hoang mang ấy, đồng thời vượt qua chúng. Điều bạn cần làm là nhận ra giới hạn của những nỗi lo âu, và tiếp tục bước đi. Bởi chỉ khi bạn chấp nhận sự tồn tại của nỗi sợ, thì bạn mới cảm thấy nó to lớn, bao trùm bạn (nhưng sự thật thì không, chúng chỉ tạo cho bạn cảm giác như thế). Vậy hãy xem giới hạn của chúng là bao nhiêu, và tận dụng năng lực của cơ thể bạn để có thể vượt qua.

Duy trì thói quen tắm nước lạnh vào 7 giờ sáng mỗi ngày, tôi nhận ra 4 triết lý của kẻ triệu phú: Cái giá của sự thức tỉnh, không bao giờ là rẻ mạt!  - Ảnh 3.

3. Cái giá của sự thức tỉnh, không bao giờ rẻ mạt

Tôi nghĩ rằng những cú tát hay những gáo nước lạnh - là điều cần thiết trong cuộc sống. 

Người ta hay ngủ mê trên những chiến thắng, hay lún sâu vào những thất bại. Người ta cũng thường hay nghĩ sai về thứ này thứ kia trong cuộc sống, nhưng chẳng có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra nên cứ tin rằng những điều đó đúng.

Tôi đọc được ở đâu đó thế này: Trong cuộc sống, đôi khi phải để hiện thực cho bạn một cái tát thì bạn mới có thể tỉnh ngộ được.

Thực chất, những cái bạn cho là tốt đẹp nhất toàn là những cái tồi tệ nhất. Người mà bạn tin tưởng nhất vốn dĩ là người ghét bạn nhất. Người mà bạn yêu nhất thật ra chỉ luôn tìm cách rời bỏ bạn.

Có thể bạn đã biết tất cả, nhưng những lúc ấy bạn lại không muốn chấp nhận, luôn cố gắng tìm cách lật lại những sự thật đó, cố chấp đến đáng thương...

Nhưng,

Không sớm thì muộn hiện thực sẽ tát cho bạn tỉnh, sẽ đẩy bạn xuống nơi âm u nhất, bạn sẽ nhìn thấy được: Hóa ra, những thứ tốt đẹp, những người thân thiết chỉ là cái mà bạn tưởng tượng ra mà thôi. Bạn ở nơi tối nhất, tự thắp ngọn đèn bản thân cho là sáng nhất, rồi một ngọn gió thổi tắt đi ánh lửa, bạn trở về với bóng tối, hiện thực tàn khốc...

Quay lại chuyện tắm nước lạnh vào buổi sáng, dù có hơi dè chừng lúc đầu, nhưng sau đó vẫn là sự tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Những gáo nước lạnh trong cuộc sống, dù chấp nhận nó không mấy dễ dàng, nhưng thỉnh thoảng vẫn cứ nên có để chúng ta thức tỉnh ra. Những vỡ lẽ đau đớn đấy, nhưng là cần thiết để khai sinh ra một tâm thế mới, tỉnh táo và chủ động hơn! 

Duy trì thói quen tắm nước lạnh vào 7 giờ sáng mỗi ngày, tôi nhận ra 4 triết lý của kẻ triệu phú: Cái giá của sự thức tỉnh, không bao giờ là rẻ mạt!  - Ảnh 4.

4. Không phải lúc nào cũng "tiền nào của nấy"

Lạ là, người ta luôn thích tìm hiểu những thói quen cao siêu, vì tin rằng đó chính là công thức bí mật của thành công.

Nhưng chẳng phải.

Tôi đã rất nhiều lần nói rằng tắm buổi sáng là một trong những thói quen tốt cả về sức khỏe và tinh thần.

Nhưng có lẽ nó đơn giản quá nên người ta không làm.

Trong cuộc sống cũng vậy, không phải cái gì cũng đúng với câu "tiền nào của nấy" đâu.

Những điều căn bản, không phải là một lời khuyên tồi. Những người không giàu có, chưa chắc đã là những mối quan hệ không đáng giá.

Thói quen chính là thứ định hướng cuộc sống cho chúng ta. Vì sao người này thành công hơn người khác? Bí mật của sự thành công đơn giản chỉ là những thói quen, bí quyết thành công mà nhiều người biết nhưng ít người kiên trì thực hiện. Đôi khi thành công đến từ những thói quen rất, rất nhỏ, nhưng không được phần đông con người tin tưởng và duy trì nó. Ví như thói quen tập thể dục, đọc sách, đi bộ, tắm sáng... chẳng hạn. Đó chính là điều khác biệt của 2% kẻ triệu phú ưu tú so với 98% người bình thường khác. 


Cùng chuyên mục

Đọc thêm