Tài chính

Vietcombank lãi gần 30.000 tỷ trước thuế, số dư nợ xấu tăng 84%

 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Ảnh: Vietcombank).

Quý III lãi tăng trưởng hai chữ số nhờ cắt một nửa chi phí dự phòng

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý III với thu nhập từ nhiều mảng chính sụt giảm. 

Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong quý III giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do thu nhập từ lãi tăng 32,6% trong khi chi phí lãi tăng gần 75%. Lãi thuần từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối giảm lần lượt 19,2% và 0,4% so với cùng kỳ năm trước. 

Các mảng khác như mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư có ghi nhận sự cải thiện so với quý III/2022. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác tăng 33,7% mang về hơn 520 tỷ đồng. Lãi từ góp vốn, mua cổ phần cũng tăng 15,2% đạt gần 147 tỷ đồng.

Mặc dù tổng thu nhập từ hoạt động giảm 5,6% tuy nhiên nhờ cắt giảm mạnh chi phí hoạt động (giảm gần 18%) đã khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank vẫn duy trì tăng trưởng gần 2% so với cùng kỳ.

Cũng nhờ cắt giảm gần một nửa chi phí dự phòng rủi ro (1.284 tỷ đồng) trong kỳ, Vietcombank vẫn đạt được mức tăng trưởng cao lợi nhuận trước thuế (gần 20%) với 9.051 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 7.274 tỷ đồng, tăng 20%.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt gần 30.000 tỷ đồng, tăng 18,5%, thực hiện được gần 69% kế hoạch lợi nhuận tối thiểu của cả năm 2023 (42.973 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước)

 

 

 

Nợ nhóm 2 đến nhóm 4 tăng mạnh

Tính đến 30/9/2023, tổng tài sản của Vietcombank giảm 4,5% đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng khiêm tốn 3,9% trong khi số dư tiền gửi có mức tăng trưởng gấp đôi 8,5%.

 

Trong một báo cáo gần đây, các chuyên gia phân tích của Chứng khoán SSI đánh giá tăng trưởng tín dụng của Vietcombank chậm hơn so với các ngân hàng khác, chỉ ở khoảng 3,6% tính đến cuối tháng 9 với động lực tăng trưởng chính đến từ mảng khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, Vietcombank sẽ gặp phải một số thách thức như NIM thu hẹp do tiền gửi tăng 8,3% so với đầu năm, ngân hàng tiếp tục hỗ trợ khách hàng. 

 

 

 

 

Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu của ngân hàng tăng vọt 84% với 14.393 tỷ đồng đưa tỷ lệ nợ xấu từ 0,68% cuối năm trước lên 1,21%, con số này vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung các ngân hàng hiện nay.

Trong đó, nợ từ nhóm 2 đến nhóm 4 của ngân hàng lại tăng mạnh trong khi nợ nhóm 5 giảm 14%. Cụ thể, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng 87,5% trong khi nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gấp 7,1 lần; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gấp 7,3 lần con số cuối năm trước.

Tuy nợ xấu tăng nhưng trong ba quý đầu năm, Vietcombank cũng tăng mạnh bộ đệm dự phòng rủi ro thêm gần 57% với 38.872 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 270%, đã giảm so với ngưỡng 385% vào cuối quý II nhưng vẫn ở mức cao so với bình quân ngành. 

 Nguồn: BCTC Vietcombank.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm