Chứng khoán

Khối ngoại bán ròng gần 1.400 tỷ đồng trong tuần đầy biến động

Trong tuần giao dịch 23 – 27/10, VN-Index rung lắc ở những phiên đầu tuần với sự phục hồi nhẹ đến từ hầu hết các nhóm ngành giúp chỉ số chung quay lại trên 1.100. Tuy nhiên, áp lực bán xuất hiện ngay khi VN-Index tiếp cận lại vùng 1.110 khiến thị trường nhanh chóng đảo chiều giảm điểm.

Trong hai phiên cuối tuần, thanh khoản bán chủ động gia tăng đột ngột. Trong đó, áp lực chủ yếu đến từ một số cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VRE, VHM, MSN.

Trước những diễn biến của thị trường chung, nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, thậm chí bán tháo khiến hơn 170 mã giảm sàn vào phiên thứ Năm (26/10). Trong phiên cuối tuần, chỉ số chạm mức thấp nhất tại 1.038 nhưng sau đó đã hồi phục và chốt tuần tại 1.060,62 điểm, giảm 47,41 điểm, tương đương 4,28%.

Dù là tuần giảm điểm mạnh, nhiều cổ phiếu ngân hàng (BID, LPB, VCB, SSB, EIB, OCB …) và bất động sản (DIG, DXG, NLG…) lại có diễn biến tích cực, đi ngược lại diễn biến chung của thị trường. Trong đó, mã BID tăng 3,7% trong tuần giúp VN-Index có thêm 2,3 điểm, mức đóng góp lớn nhất tính theo từng mã. Chiều giảm điểm, VHM và MSN giảm mạnh trong 2 phiên cuối tuần, dẫn đầu nhóm ảnh hưởng tiêu cực khi lấy đi lần lượt 5,42 điểm và 3,8 điểm của VN-Index.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên sàn HOSE: Tập trung xả nhóm vốn hóa lớn

Trong tuần 23 - 27/10, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4/5 phiên và chỉ mua ròng nhẹ phiên 23/10. Tính chung cả tuần, khối này bán ròng gần 1.400 tỷ đồng trên HOSE, tương đương hơn 94 triệu cổ phiếu.

Thống kê theo từng mã, cổ phiếu MWG của Đầu tư Thế giới Di động dẫn đầu với giá trị 268,6 tỷ đồng. Cổ phiếu VIC xếp thứ hai trong danh mục rút ròng với giá trị 266,8 tỷ đồng.

Danh mục bán ròng của khối ngoại còn có sự góp mặt của một số cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình như MSN (235,3 tỷ đồng), SSI (203,4 tỷ đồng), VRE (148,4 tỷ đồng), VIX (131,2 tỷ đồng), HDB (116,7 tỷ đồng), VND (96,5 tỷ đồng)…

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, FUEVFVND cũng bị rút ròng với 160,3 tỷ đồng.

Ở chiều mua vào, cổ phiếu VHM của Vinhomes được nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh nhất với giá trị 547,9 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua thỏa thuận gần 1.138 tỷ đồng vào đầu tuần và quay ngược bán trên sàn vào 2 phiên cuối tuần, khiến cổ phiếu này giảm mạnh trong tuần qua.

Cổ phiếu DGC và STB được gom ròng với quy mô 234,1 tỷ và 163,1 tỷ đồng. Kế đó, dòng tiền ngoại còn tìm đến nhiều đại diện như KBC, GMD, FRT, VCB, BSI, FPT, HDG với giá trị dưới 100 tỷ đồng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên sàn HNX: Tiếp tục mua ròng

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 3/5 phiên. Tính chung cả tuần khối này tiếp tục mua ròng gần 75 tỷ đồng, nhưng bán ròng với khối lượng gần 2,2 triệu đơn vị.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 109,5 tỷ đồng gom cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO - Công ty Cổ phần. Bên cạnh đó, danh mục mua ròng có sự góp mặt của PVS (74,2 tỷ đồng), TNG (3,9 tỷ đồng), NRC (2,8 tỷ đồng), CEO (2,3 tỷ đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung bán ròng 116,3 tỷ đồng ở cổ phiếu SHS, theo sau là 5,9 tỷ đồng mã HUT, cùng với đó là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu như NVB, MBS, CET ... với giá trị quanh 1 tỷ đồng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên thị trường UPCoM

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng với giá trị gần 18 tỷ đồng.

Tại chiều mua, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi dẫn đầu với quy mô hơn 27,4 tỷ đồng. Kế tiếp, nhà đầu tư nước ngoài cũng gom ròng 11,6 tỷ đồng mã MCH và các giao dịch tương tự với quy mô thấp hơn như MPC, PAT, GHC…

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất 8,5 tỷ đồng ở cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn. Theo sau là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu ACV (7,5 tỷ đồng), VEA (5,6 tỷ đồng), QTP (3 tỷ đồng), GDA (1,1 tỷ đồng), …

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm