Dinh dưỡng

Việt Nam và Nga hợp tác nghiên cứu, sản xuất vaccine

Tóm tắt:
  • VNVC và RDIF ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vaccine mRNA và thuốc sinh học, có sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Putin.
  • VNVC kỳ vọng tiếp cận vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga và sản xuất công nghệ tại Việt Nam, hợp tác với các đơn vị nghiên cứu và dược phẩm Nga.
  • Thỏa thuận mở ra cơ hội điều trị ung thư bằng vaccine, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sống cho người dân Việt Nam.
  • Vaccine ung thư mRNA của Nga được nghiên cứu từ 2022, thử nghiệm tiền lâm sàng khả quan, giảm và loại bỏ khối u ác tính, được cấp phép thử nghiệm lâm sàng từ tháng 9/2024.
  • RDIF là quỹ đầu tư quốc gia Nga, thực hiện hơn 100 dự án trị giá hơn 28 tỷ USD, thúc đẩy đầu tư và hợp tác khoa học y sinh giữa Việt Nam và Nga.

Lễ ký kết diễn ra tối 10/5 dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng, từ ngày 8-11/5 của Tổng Bí thư Tô Lâm, theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Kirill Dmitriev, Đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga về kinh tế và đầu tư nước ngoài, Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) trao đổi văn kiện hợp tác với ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Vắc xin VNVC trước sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin và Tổng bí thư Tô Lâm. Ảnh: Hoàng Thống Nhất

Ông Kirill Dmitriev, Đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga về kinh tế và đầu tư nước ngoài, Tổng giám đốc Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) trao đổi văn kiện hợp tác với ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vắc xin VNVC trước sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin và Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Hoàng Thống Nhất

Với thỏa thuận hợp tác giữa RDIF và VNVC, VNVC kỳ vọng sớm tiếp cận vaccine điều trị ung thư tiềm năng với công nghệ mRNA của Nga, chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hai bên thảo luận để thiết lập nền tảng hợp tác sâu về công nghệ cao trong lĩnh vực y sinh, tập trung vào nghiên cứu, đầu tư, chuyển giao công nghệ và thương mại các thuốc sinh học, vaccine công nghệ cao.

VNVC cũng ký kết với Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya về hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ sinh học; hợp tác với Tập đoàn dược phẩm Nga Binnopharm, một trong những hãng sản xuất dược phẩm lớn nhất nước Nga.

Ngay sau ký kết, VNVC sẽ bắt đầu các hoạt động trao đổi khoa học cùng các nhà khoa học từ nhiều Viện nghiên cứu, bệnh viện cao cấp của Nga. Việc này nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vaccine mRNA, đặc biệt là sản xuất vaccine với mô hình "chu trình toàn diện, khép kín hoàn toàn" tại Việt Nam. Hai bên sẽ tập trung vào các sản phẩm dược phẩm là thế mạnh của Binnopharm, cùng với các sản phẩm dược phẩm quan trọng khác của Nga, tập trung chuyên sâu là lĩnh vực chẩn đoán và điều trị ung thư công nghệ cao.

"Khung hợp tác chúng tôi công bố hôm nay sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường trao đổi khoa học và chuyển giao công nghệ giữa hai quốc gia nhằm phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mang tính tiên phong", ông Kirill Dmitriev, Đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga về kinh tế và đầu tư nước ngoài, Tổng giám đốc Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), cho biết.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành VNVC, nhấn mạnh sự kiện là cột mốc quan trọng, tạo điều kiện tiếp cận, thử nghiệm các vaccine trên công nghệ mRNA tiên tiến nhất từ Nga. Trong bối cảnh mỗi năm Việt Nam ghi nhận hàng trăm nghìn ca mắc mới và tử vong do ung thư, thỏa thuận hợp tác này mở ra cơ hội mới điều trị ung thư bằng vaccine, góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Trước đó, VNVC và đơn vị thành viên là Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có nhiều hợp tác nghiên cứu cùng các tổ chức, cơ quan y tế uy tín quốc tế về vaccine, thuốc mới, như Pfizer, Sanofi, Đại học Oxford...

Nhà máy sản xuất Vaccine và Sinh phẩm VNVC tại Việt Nam có tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng, được thiết kế xây dựng theo công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới. Ảnh: VNVC

Nhà máy sản xuất Vaccine và Sinh phẩm VNVC tại Việt Nam có tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng, được thiết kế xây dựng theo công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới. Ảnh: VNVC

RDIF là quỹ đầu tư quốc gia của Nga thành lập năm 2011, với nhiệm vụ thực hiện các khoản đầu tư chung, cùng với các nhà đầu tư chiến lược và tài chính quốc tế có uy tín. RDIF là cầu nối đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế Nga. Hiện RDIF thực hiện thành công hơn 100 dự án với các đối tác nước ngoài với tổng giá trị hơn 2,3 nghìn tỷ rúp (tương đương hơn 28 tỷ USD).

Vaccine ung thư của Nga được nghiên cứu và phát triển từ năm 2022, do ba đơn vị nghiên cứu, gồm: Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, Viện Nghiên cứu Ung thư P.Hertsen Moscow và Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Blokhina. Tập đoàn Binnopharm sản xuất và phân phối vaccine chống ung thư. Mũi tiêm có tiềm năng ứng dụng để điều trị nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, ung thư thận, ung thư tụy và ung thư hắc tố.

Vaccine được bào chế theo công nghệ mRNA. Công nghệ này mã hóa chuỗi protein của kháng nguyên ung thư, khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt chính xác tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh khác. Các mũi tiêm được cá nhân hóa - được thiết kế riêng dựa trên đặc điểm di truyền của khối u của từng bệnh nhân.

Thử nghiệm tiền lâm sàng vaccine hoàn thành vào tháng 9/2024, cho kết quả khả quan: khối u ác tính giảm kích thước đáng kể, biến mất hoàn toàn, bao gồm cả tế bào di căn. Với thành công từ thử nghiệm tiền lâm sàng, vaccine này đã được Bộ Y tế Nga và Cơ quan Quản lý Y tế liên bang cấp phép thử nghiệm lâm sàng, dự kiến từ tháng 9 năm nay.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

9h sáng nay (12/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119 - 121 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Toan tính của Mỹ và Trung Quốc trước cuộc "phá băng" thương mại

Cuộc gặp sơ bộ giữa Mỹ và Trung Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ diễn ra trong bối cảnh hai bên chưa nhượng bộ trong cuộc chiến thuế quan. Trong khi ông Trump tin vào sức ép từ thuế nhập khẩu cao thì Trung Quốc cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó lâu dài.

6 chủ đầu tư giải ngân 0 đồng

Dù gặp nhiều thuận lợi song đến nay giải ngân vốn đầu tư công ở Đắk Nông đạt thấp. Đến nay có đến 6 chủ đầu tư giải ngân vốn đầu tư công ở mức 0 đồng.

Lô xe BMP-3 nâng cấp mới

GD&TĐ -Tập đoàn nhà nước Rostec của Nga vừa bàn giao một lô xe chiến đấu bộ binh BMP-3 được nâng cấp mới cho quân đội Nga.

Vì sao cứ tăng giá điện là lo?

Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc giá điện tăng như một “cú bồi” khiến sức chống chịu của doanh nghiệp càng thêm chật vật; người dân lo lắng giá các mặt hàng tăng theo, phải hạn chế chi tiêu.

Panasonic sa thải 10.000 người

Tập đoàn này đang đối mặt với nhiều vấn đề, bao gồm tình trạng chồng chéo chức năng giữa các đơn vị.

Giá vàng biến động mạnh, tuần tới ra sao?

Trong tuần qua, giá vàng thế giới chứng kiến những biến động mạnh do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, lạm phát và chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dù vậy, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường bán lẻ vẫn nghiêng về khả năng giá vàng tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Giá vàng “lên bổng xuống trầm”, nhà đầu tư vẫn tin vào xu hướng tăng

Trong tuần qua, giá vàng thế giới chứng kiến những biến động mạnh do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, lạm phát và chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dù vậy, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường bán lẻ vẫn nghiêng về khả năng giá vàng tiếp tục tăng trong thời gian tới.