Sức khỏe

Việt Nam công bố thanh toán bệnh mắt hột

Tóm tắt:
  • Ngày 14.4, Bộ Y tế công bố Việt Nam đã thanh toán bệnh mắt hột.
  • Việt Nam trở thành 1 trong 21 quốc gia thành công trong việc này.
  • Công tác phòng chống bệnh mắt hột đã tiến hành hơn 70 năm với nhiều nỗ lực.
  • WHO và các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ quý báu trong hành trình này.
  • Để duy trì thành quả, Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện vệ sinh và phòng ngừa lây lan bệnh.

Đây là một dấu mốc quan trọng của VN nói chung, ngành y tế nói riêng sau hơn 7 thập niên phấn đấu và quyết tâm phòng chống bệnh mắt hột.

Theo PGS-TS Phạm Ngọc Đông, Giám đốc Bệnh viện Mắt T.Ư (đơn vị triển khai các chương trình phòng chống mù lòa và bệnh mắt hột tại VN), cách đây 70 năm, bệnh mắt hột chiếm tới 80 - 90% dân số, 15% số người bị lông quặm do bệnh mắt hột, tỷ lệ gây mù cho 2% dân số vùng nông thôn, công tác phòng chống bệnh mắt hột được triển khai tại VN.

 - Ảnh 1.

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại VN, trao chứng nhận VN thanh toán bệnh mắt hột cho Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

ẢNH: NGUYỄN NHIÊN

Đầu năm 1957, Viện Mắt hột (tiền thân của Bệnh viện Mắt T.Ư ngày nay) được thành lập, đã tiếp tục triển khai các chương trình phòng chống mù lòa, trong đó ưu tiên đặc biệt cho công tác phòng chống bệnh mắt hột với các nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp tiên tiến trong phòng chống bệnh mắt hột; đào tạo mạng lưới cán bộ nhãn khoa ở các địa phương; thành lập các đoàn xe lưu động khám mắt, mổ quặm ở cộng đồng; phổ biến kiến thức toàn dân giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng chống bệnh mắt hột và các biến chứng liên quan. Thành quả của VN có sự đồng hành của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế về kỹ thuật phương tiện.

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại VN, đánh giá: 70 năm qua, chương trình phòng chống bệnh mắt hột tại VN đã điều trị cho hàng trăm nghìn người; phẫu thuật, cấp kháng sinh, cải thiện vệ sinh và cải thiện môi trường cho người dân để phòng chống bệnh.

Bệnh viện Mắt T.Ư cho biết, tác nhân gây đau mắt hột là do vi khuẩn Chlamydia trachomatis xâm nhập, tấn công gây viêm kết mạc và giác mạc. Vi khuẩn tồn tại trong dịch tiết mắt của người bệnh nên dễ dàng lây lan, bùng thành dịch khi tay hoặc vật dụng dính dịch có vi khuẩn chạm vào mắt. Bệnh mắt hột từng là nguyên nhân truyền nhiễm hàng đầu gây mù lòa trên toàn cầu. Bệnh mắt hột lây lan qua ruồi, và mọi người cũng có thể bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người mắc bệnh. Khi bị nhiễm trùng nhiều lần, lông mi có thể bị kéo vào trong và cọ xát vào bề mặt mắt, gây đau và làm hỏng giác mạc. Một số người bệnh phải phẫu thuật để ngăn ngừa mù lòa do căn bệnh này.

Bệnh dễ lây khi cộng đồng không được đảm bảo các điều kiện về nước sạch, vệ sinh môi trường, dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, chậu rửa mặt). Để duy trì được kết quả này, VN cần duy trì các điều kiện để đảm bảo tránh nhiễm bệnh và lây lan.

Các tin khác

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) giới thiệu Apple Pay đến với chủ thẻ nội địa NAPAS tại Việt Nam. Apple Pay là phương thức dễ dàng, bảo mật và riêng tư để thanh toán trực tiếp tại cửa hàng, trên các ứng dụng (app) và thanh toán trực tuyến.

TTCK tăng trưởng thận trọng giữa nhiều ẩn số vĩ mô

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường của VPBankS, nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp, với nhiều yếu tố hỗ trợ nhưng đồng thời cũng tồn tại không ít rủi ro tiềm ẩn. Nhà đầu tư nên duy trì chiến lược thận trọng trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường.

Nóng giận bởi mãn kinh

Chị Hoa, 51 tuổi, dễ nóng giận, nổi cáu vô cớ, phải nhập viện điều trị do mất kiểm soát tâm lý tuổi mãn kinh.