01
Thứ 5 tuần trước, khi đang ăn cơm tối, cô bạn thân Amy nhắn tin cho tôi bảo rằng: "Tôi muốn suy sụp rồi! Lãnh đạo bảo tôi làm PPT, tôi đang phân vân không biết nên bài trí mục lục ra sao, nhưng 1 ngày trôi qua rồi, vẫn không biết nên sửa thế nào cho đẹp. Thắng đứng thì không thuận mắt, kiểu danh sách lại quá đơn điệu, kiểu vòng vòng lại không hợp logic… Ôi giồi, không muốn làm tý nào bà ơi, muốn nghỉ việc luôn cho rồi…"
Với nhiều người, đó là chuyện nhỏ, nhưng với Amy, một người đi theo chủ nghĩa cầu toàn thì nó lại là một vấn đề lớn.
Cách làm của Amy là theo đuổi sự hoàn hảo, nhưng cậu ấy không hề ý thức được tới việc công ty lại thường chú trọng vào hiệu suất hơn.
Nhìn bề ngoài thì việc cầu toàn, theo đuổi sự hoàn hảo như vậy rất xứng đáng được biểu dương. Nhưng trên thực tế, dành ra 80% công sức chỉ để theo đuổi 20%, thậm chí chưa tới 10% hiệu quả, đó là một sự lãng phí lớn về tài nguyên.
02
Sự "hoàn hảo" mà bạn theo đuổi, biến bạn thành cái gì?
TalBen Shahar, tiến sỹ thuộc đại học Harvard định nghĩa về "chủ nghĩa cầu toàn", hay "chủ nghĩa hoàn mỹ" rằng: đó là một nỗi sợ trước thất bại. Kiểu sợ hãi này khiến chúng ta liên tục thất vọng về mặt tâm lý, và cuối cùng chỉ biết chấp nhận thất bại khi đối mặt với thực tế, trong hành động thì luôn quá để ý tới tiểu tiết, tiến trình chậm chạp.
1. "Hoàn mỹ" dẫn tới sự thất vọng và buồn bực trong tâm lý
Một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn mỹ tới bệnh viện khám bệnh, vừa vào phòng khám, anh ta đã nói với bác sỹ: "Bác sỹ ơi, cả người tôi đều rất khó chịu."
Thực ra, anh ta chỉ là gần đây không nghỉ ngơi tốt nên dẫn tới suy nhược cơ thể. Bác sỹ sau khi kiểm tra cẩn thận rồi, nói vói anh ta: "Nếu như có một sức mạnh thần kì, có thể thay đổi các cơ quan bên trong cơ thể, anh muốn thay cái nào trước tiên?"
Anh ta thở dài nói: "Bác sỹ, tim, gan, phổi, lá lách, túi mật, thận của tôi không có cái nào tốt cả, thay hết cho tôi đi."
Người cầu toàn luôn quan niệm rằng 1% không hoàn hảo chính là 99% thất bại.
Mới bắt đầu, họ hừng hực khí thế, quyết không để thua, nhiệt huyết tiến về phía trước, nhưng những sự không hoàn hảo cứ dần dần, dần dần xuất hiện. Một khi một bước nào đó không được đúng như kì vọng của họ, họ sẽ ngay lập tức cảm thấy tự ti hay thất vọng, sợ mình làm không đủ tốt, sợ người khác không công nhận mình.
Dần dần, cảm giác mệt mỏi, kiệt sức xuất hiện. Cộng thêm luôn mang trong mình rất nhiều mục tiêu, lý tưởng và kế hoạch khác, ngày qua ngày, cảm giác kiệt sức khiến họ rơi vào tình trạng thất vọng và căng thẳng liên miên, không thể nào tự thoát ra.
Đối với cô bạn Amy mà nói, thực ra, cô ấy rất muốn làm tốt việc này, nhưng trong quá trình làm lại không ra được hiệu ứng hoàn hảo như cô ấy dự tính, nên mới dẫn tới mệt mỏi, cảm thấy liệu có phải mình không xứng với vị trí hiện tại, chuyện nhỏ như vậy còn làm không xem huống chi chuyện quan trọng.
2. "Hoàn hảo" dẫn tới sự do dự và trốn tránh trong hành động
Sâu thẳm trong tim của những người cầu toàn luôn có một câu nói rằng: chỉ cần tôi không làm, vậy thì sẽ không phải đối mặt với kết quả không hoàn hảo.
Giống như Amy, chỉ vì PPT làm không tốt thôi mà lại có tư tưởng muốn nghỉ việc. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ, khi bạn vì do dự và trốn tránh mà khiến mọi chuyện trở nên không ra đâu vào với đâu, thế có được gọi là chủ nghĩa hoàn hảo hay không?
Trong một lần họp, đồng nghiệp H. bị sếp "mắng". Vì hôm đó sếp yêu cầu anh ấy nộp phương án kế hoạch nhưng anh ấy lại chưa làm xong. Lý do là bởi anh ấy VẪN ĐANG phân vân trong việc lựa chọn kênh phát hành, có viết thế nào cũng thấy không ổn, lại không tìm được tài liệu tra cứu phù hợp, nên dứt khoát không viết luôn, còn kể lể tủi thân rằng mình đáng lẽ đã xong trước một ngày rồi, và anh ấy hoàn toàn KHÔNG CỐ Ý khiến sản phẩm của công ty bị trì hoãn tới cả tuần.
03
Mô hình 3P giúp bạn thoát khỏi vòng xoáy của sự cầu toàn
Căn nguyên của việc theo đuổi sự hoàn hảo, cầu toàn đó là vì hai mô thức tư duy từ khi còn bé "hoặc là có tất, hoặc là không có gì". Nhà tâm lý học Arthur Puckette nói: đối với những người cầu toàn, mọi thứ trong họ đều chỉ tồn tại 2 cực, họ không thể nhận thức ra được trục dây đai ở giữa."
"Nếu không thể làm được tốt nhất, vậy thì tôi sẽ không làm", đó là suy nghĩ thường trực bên trong họ.
Vậy có cách để thay đổi không? Tất nhiên là có!
Thứ 1, Permission, chấp nhận hiện thực, nhận thức được rằng chủ nghĩa hoàn hảo chỉ là ảo tưởng
Cách suy nghĩ của những người cầu toàn được hình thành một cách âm thầm trong môi trường xã hội đang phát triển của chúng ta, và đây, không phải là lỗi của họ.
Khi chúng ta học đi, khi chúng ta đạt điểm cao, khi chúng ta giành được giải thưởng, chúng ta nghe thấy gì?
Giỏi quá!
Con giỏi quá, ba mẹ rất tự hào về con…
Chúng ta rất ít khi được khen ngợi hay khích lệ vì những vất vả trong quá trình bỏ ra.
Lâu dần, chúng ta chỉ chăm chăm vào độ tốt xấu của kết quả cuối cùng, mà không biết rằng kết quả tốt cuối cùng được tạo nên từ mỗi một chút tốt ở phía trước.
Cầu toàn, chỉ là một ảo tưởng, và chúng ta cần học cách nhận biết và tránh nó ra.
Thứ 2, Possitive, bước ra khỏi thất vọng và chán nản, tiến về phía trước
Rất nhiều người bám lấy sự cầu toàn, cho rằng đây là một biểu hiện cho thấy bản thân đang theo đuổi sự chuyên nghiệp. Thực ra không phải, chủ nghĩa hoàn hảo và tinh thần chuyên nghiệp nó cách nhau một sợi chỉ. Và sự khác biệt giữa chúng đó là, bạn có bằng lòng với hiện trạng, nhìn vào mục tiêu rồi không ngừng tiến về phía trước hay không. Theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo không phải là phương hướng mục tiêu mà chúng ta theo đuổi trong công việc, bởi lẽ chỉ cần tồn tại 1% không hoàn hảo thôi là người cầu toàn ngay lập tức sẽ nản lòng và muốn dừng lại.
Đối với những người cầu toàn, hầu như không có bất kỳ tiến bộ và lợi ích nào có thể tiếp tục mang lại sự hài lòng cho họ, vì vậy, họ không thể tìm thấy động lực thúc đẩy bản thân thêm nữa.
Vì vậy, sau khi ý thức được rằng hoàn mỹ chỉ là một ảo tưởng hoang đường, việc tiếp theo chúng ta cần làm là hạ thấp sự kì vọng ngay ở bước đầu tiên, rồi chủ động hấp thụ năng lượng từ những hành động hiện có để thúc đẩy cho những bước đi tiếp theo.
Lần đầu tiên viết lách, tôi luôn cảm thấy sao khó vậy, cứ chần chừ không dám đặt bút viết, chần chừ hơn tháng trời cũng vẫn chưa dám cầm bút lên. Cuối cùng, một người thầy yêu cầu tôi viết một chủ đề bất kì rồi đưa cho thầy. Vì có người yêu cầu nên tôi làm theo, sau đó bỗng dưng phát hiện ra cấu trúc bài viết của mình cũng không tới nỗi tệ, nội dung sau đó cũng nhận được một vài lời khen. Tất nhiên, bản sơ thảo và thành quả cuối cùng cũng có những khác biệt nhất định, chẳng hạn như bản sơ thảo chỉ viết được vỏn vẹn chưa tới 1000 chữ, nhưng suy cho cùng thì nó cũng đã khích lệ tôi rất nhiều.
Thứ 3, Perspective, chuyển góc nhìn, đi sâu vào bản chất vấn đề
Chữ P này là phiên bản nâng cấp của hai chữ P trên. Nó không chỉ giúp bạn khắc phục được những vấn đề về tâm lý và hành động mà chủ nghĩa cầu toàn đem lại, mà nó còn giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng mô hình tương phản tâm lý WOOP do Gabriele Oettingen đề xuất để thay đổi góc nhìn và khám phá sâu vào bản chất vấn đề: đặt ra một nguyện vọng (wish), nếu hoàn thành thì kết quả (outcome) tốt nhất là gì, trở ngại (obstacle) trong quá trình thực hiện nguyện vọng là gì, muốn khắc phục trở ngại, bạn cần kế hoạch (plan) gì?
Cùng thử mô hình WOOP này đối với vấn đề của Amy:
Wish: cô ấy hi vọng trước khi tan làm ngày hôm nay có thể hoàn thành xong PPT giao cho sếp và được sếp đánh giá cao.
Outcome: nếu hoàn thành thì kết quả tốt nhất đó chính là được lãnh đạo công nhận trong công việc.
Obstacle: trong thực tế, trở ngại khiến cô ấy lo lắng nhất là bản thân cứ do dự mãi không quyết được trong khoản cách thức trình bày PPT. A, B, C… quá nhiều cách nhưng cô ấy lại không thể quyết định được nên dùng cái nào. Nhưng nếu phân tích sâu một chút, cô ấy sẽ phát hiện ra, bất kể là cô ấy dùng cái nào thì nó cũng được quyết định bởi chính cô ấy, chứ không hề xuất phát từ nhu cầu của lãnh đạo.
Plan: một khi cứ vấn vương với cách thức làm PPT, hãy thử nghĩ thế này xem: dành quá nhiều thời gian chỉ cho định dạng của PPT, từ quan điểm của các nhà lãnh đạo, điều này có thể là lãng phí thời gian, không được công nhận đã đành, ngược lại có khi còn bị phê bình vì cho ra hiệu suất thấp.
Suy nghĩ vấn đề từ góc độ này, đi sâu vào bản chất vấn đề, có phải là bệnh cầu toàn của bạn sẽ được chữa trị?
Lời kết:
Vẫn còn theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo ư? Đừng ngốc nữa! Thế giới này vốn không tồn tại cái gọi là hoàn hảo, cái bạn gọi là hoàn hảo thực ra chỉ là sự giả tạo. Ngược lại, sự cầu toàn sẽ chỉ khiến chúng ta thất vọng về mặt tâm lý hết lần này tới lần khác, bị bó hẹp trong hành động mà bỏ qua tầm nhìn lớn lao hơn.
Hãy thử áp dụng phương thức 3P nếu bạn đang cảm thấy mình cầu toàn một cách quá mức, hi vọng nó sẽ đem lại cho bạn một vài sự gợi mở nào đó.