Các tế bào ung thư có mối quan hệ chặt chẽ đối với thói quen ăn uống thường ngày. Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể là yếu tố quan trọng gây nên căn bệnh ung thư tràn lan như hiện nay. Chuyên gia y tế của Bộ Y tế Trung Quốc chỉ ra rằng, chế độ ăn uống là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tế bào ung thư đường tiêu hóa. Bởi vậy nên mỗi người đều cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để chủ động ngăn ngừa ung thư một cách có hiệu quả.
2 nhiều gồm:
1. Ăn nhiều vitamin và chất xơ
Vitamin và chất xơ thường có nhiều trong trái cây, rau củ và ngũ cốc. Ăn nhiều các loại rau củ và trái cây tươi có thể giúp bổ sung các chất chống oxy hóa, flavonoid (hay vitamin P). Các chất này có tác dụng tăng cường hoạt động sống cho tế bào trong cơ thể, đồng thời cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng chống ung thư .
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, việc tăng lượng rau và trái cây trong bữa ăn có thể làm giảm sự xuất hiện của một loạt các loại bệnh lý như ung thư đường ruột, ung thư dạ dày… Hãy tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh từ bây giờ để đảm bảo rằng cơ thể bạn luôn có đủ vitamin và chất xơ giúp ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư.
2. Tăng cường tập thể dục sau bữa ăn
Tập thể dục đúng cách sau bữa ăn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ dạ dày thực hiện chức năng co bóp tiêu hóa thức ăn. Không chỉ có thế, tập thể dục còn làm tăng cường hiệu quả nhu động và làm giảm gánh nặng tiêu hóa trong dạ dày. Nếu muốn tránh xa căn bệnh ung thư, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng sau bữa ăn bằng cách đi lại nhẹ nhàng hoặc đứng thẳng người để làm dịu cơn đầy bụng sau khi ăn no.
Tập thể dục nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn giúp giảm gánh nặng tiêu hoá trong dạ dày.
Tuy nhiên, bạn không nên vận động ngay lập tức sau bữa ăn, mà nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, sau đó mới tiến hành thực hiện các bài tập nhẹ nhàng dựa theo tình trạng thể chất của bạn. Bằng cách này, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng béo phì , thừa cân, đồng thời cũng làm giảm khả năng mắc chứng ung thư.
3 ít gồm:
1. Ăn ít các loại thực phẩm nhiều chất béo
Chúng ta đều biết rằng, các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng béo phì hay thừa cân. Ví dụ như việc dung nạp quá nhiều đường và dầu mỡ thường sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thừa cân.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, có tới 33% bệnh nhân ung thư là những người béo phì. Do vậy nên chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn mỗi ngày, hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo và chứa lượng calo cao.
2. Ăn ít các loại thịt chế biến sẵn và thịt gia công
Xúc xích, nạp xưởng… là những món ăn yêu thích của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, những loại thực phẩm chế biến sẵn này thường gây ra gánh nặng nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa do phản ứng giữa nitrite và protein có chứa trong đó. Phản ứng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng tích lũy nitrosamine trong cơ thể - đây chính là một chất gây ung thư nghiêm trọng.
Thường xuyên ăn các loại thịt chế biến sẵn có thể tăng nguy cơ gây ung thư.
3. Ăn ít muối
Muối là nguyên nhân gây ra căn bệnh huyết áp cao và các bệnh dạ dày. Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và tránh dung nạp quá nhiều muối trong bữa ăn của mình.
Ăn nhiều muối gây ra bệnh cao huyết áp, tim mạch, dạ dày.
Người xưa có câu "bệnh từ miệng mà ra", quả thực vậy, duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa các loại bệnh cho cơ thể.
Theo Aboluowang