Xã hội

Trợ cấp thất nghiệp 3 triệu đồng/tháng không đủ trang trải cuộc sống

Đây là thực tế được bà Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) đặt ra tại buổi tọa đàm "Bảo hiểm thất nghiệp: Những điểm mới trong chính sách và chế độ cho cán bộ, công chức, người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính" do Báo điện tử Dân Việt  tổ chức ngày 19.5.

Trợ cấp thất nghiệp 3 triệu đồng/tháng không đủ trang trải cuộc sống - Ảnh 1.

Dự thảo luật Việc làm sửa đổi sẽ khắc phục các khoảng trống trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp

ẢNH: T.H

Theo ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Cục Việc làm, Bộ Nội vụ), mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định.

"Chúng ta tiến tới đóng bảo hiểm thất nghiệp trên tổng thu nhập nhưng hiện tại đang đóng theo lương tối thiểu (gồm cả phụ cấp), bình quân mức đóng là khoảng 6 triệu đồng/tháng, nên khoản thực nhận chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng. Mức trợ cấp hiện nay không đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho cả gia đình người lao động khi mất việc", ông Tú nói.

Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cho rằng hỗ trợ của Nhà nước rất quan trọng nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được thì người lao động cũng không tiếp cận được.

Người lao động thất nghiệp được hưởng 60% tiền lương, có ý kiến cho rằng đó là cao nhưng số tiền thực tế thì không cao. Người lao động đóng bảo hiểm trên mức lương 4 - 5 triệu đồng/tháng chỉ được 2 - 3 triệu đồng/tháng thì không thể trang trải được chi phí sinh hoạt. 

"Nếu không đủ trang trải thì người lao động sẽ tìm việc tay chân như bán nước, xe ôm… để có thêm thu nhập chứ không thể đi học nghề đúng với trình độ, mong muốn của họ", bà Ngân bày tỏ.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, qua tiếp xúc cử tri, nhiều công nhân đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp vì số tiền hiện tại quá thấp. 

"Người lao động cần chính sách phòng ngừa thất nghiệp - tức giữ được việc làm hơn là chỉ nhận trợ cấp sau khi mất việc", bà nói, và cho rằng, cần mở rộng phạm vi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đến cả nhóm lao động chưa thuộc diện bắt buộc.

Đề xuất nâng mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp lên 65%

Liên quan đến mức trợ cấp thất nghiệp, mới đây, khi Quốc hội thảo luận về dự thảo luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh), cho rằng mức trợ cấp 60% như trên là thấp, khó đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động trong bối cảnh mất hoàn toàn nguồn thu nhập. Nhiều nước trong khu vực áp dụng tỷ lệ này ở mức 65 - 75%.

Dẫn thông tin từ Tổ chức lao động quốc tế (ILO), mức trợ cấp thất nghiệp lý tưởng là 65 - 70%. Đại biểu Thạch Phước Bình kiến nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% mức bình quân tiền lương tháng, trường hợp khủng hoảng kinh tế thì nâng tỷ lệ này lên 75%.

Trước đó, Công đoàn Việt Nam đã kiến nghị nâng mức trợ cấp hàng tháng lên 75% bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi nghỉ việc. Đồng thời, đề xuất điều chỉnh thời gian hưởng theo số năm đóng thay vì quy định cứng tối đa 12 tháng. Điều này nhằm đảm bảo những người đã tham gia nhiều năm được hỗ trợ tương xứng, có điều kiện duy trì cuộc sống và tìm kiếm việc làm mới.

Theo Bộ Nội vụ, sau 16 năm thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho người lao động khi gặp khó khăn, mất việc. 

Tuy nhiên, chính sách này vẫn còn hạn chế về độ bao phủ, phần lớn người lao động chỉ quan tâm đến nhận tiền trợ cấp mà chưa mặn mà với học nghề hay hỗ trợ việc làm. Xuất phát từ thực tiễn, dự thảo luật Việc làm sửa đổi sẽ khắc phục các khoảng trống trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Dự kiến, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo luật Việc làm (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV vào ngày 11.6 tới.

Các tin khác

Lý do dự án đường nghìn tỷ ở Hà Tĩnh thi công "nhảy cóc"

Tuyến đường trục chính trung tâm nối quốc lộ 1 đến cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với kỳ vọng kết nối, phát triển khu kinh tế phía nam Hà Tĩnh, song do vướng mặt bằng nên nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”.

Việt Nam nhập siêu 2,33 tỷ USD trong nửa đầu tháng 5

Trong kỳ 1 tháng năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giảm tới 18,3% so với nửa cuối tháng 4, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 2,33 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/5, cán cân thương mại hàng hoá thặng dư 1,74 tỷ USD.

Tập đoàn Mavin hợp tác thúc đẩy chăn nuôi bền vững, nâng cao sinh kế cho hộ dân nghèo

Tập đoàn Mavin và World Vision International tại Việt Nam vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) kéo dài 5 năm (2025 – 2029), đánh dấu bước phát triển mới trong mối quan hệ đối tác chiến lược, nhằm nâng cao sinh kế và dinh dưỡng cho cộng đồng thông qua các mô hình chăn nuôi bền vững tại Việt Nam.

VWS chú trọng huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho người lao động

Nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong lao động, Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS) đã mời các chuyên gia đến từ Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu và phòng chống thảm họa TP.HCM (Hội Chữ thập đỏ TP.HCM) trực tiếp giảng dạy sơ cấp cứu cho cán bộ, công nhân viên, người lao động tại doanh nghiệp.

Loạt dự án khu đông TP.HCM bàn giao sổ hồng

Ngày 16/5, hàng loạt chủ sở khu căn hộ cao cấp Masteri Centre Point đã nhận bàn giao sổ, góp phần khẳng định uy tín, năng lực triển khai, cũng như cam kết của Masterise Homes với khách hàng.

Đội trưởng Tiêu binh danh dự kể chuyện rèn tập đón các yếu nhân

Đảm nhiệm vai trò Đội trưởng Đội Tiêu binh danh dự của Đoàn Nghi lễ Quân đội (Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam), Thiếu tá Quang Huyền Thơ đã phải nỗ lực luyện rèn, để cùng đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ nghi lễ cấp cao khi đón các yếu nhân tới thăm Việt Nam.