Xã hội

"Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023 đáng lo ngại khi chính sách thắt chặt sẽ đè nặng lên Mỹ và châu Âu"

Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng UOB nhấn mạnh sự phục hồi mạnh mẽ của GDP trong quý III đã tạo nền tảng vững chắc trong 9 tháng đầu năm, là tiền đề cho tăng trưởng mạnh mẽ của cả năm 2022.

Với mức tăng trong 9 tháng đầu năm đạt 8,8% so với cùng kỳ, các chuyên gia tại đây tiếp tục nâng cao mức dự báo tăng trưởng cả năm cho Việt Nam là 8,2% (so với mức dự báo 7% đã công bố trước đó).

Khối phân tích cũng cảnh báo điều đáng lo ngại hơn là triển vọng năm 2023, khi chính sách thắt chặt tiền tệ gay gắt từ các ngân hàng trung ương dự kiến ​​sẽ đè nặng lên Mỹ và châu Âu, hai thị trường xuất khẩu chính chiếm 41% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.

Trong Dự báo Triển vọng toàn cầu hàng quý mới nhất của UOB, ngân hàng này dự đoán một cuộc suy thoái đối với các nền kinh tế lớn vào năm 2023, mặc dù tại thời điểm này không có sự chắc chắn về mức độ và thời gian của cuộc suy thoái.

UOB đang giữ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam ở mức 6,6%, dựa trên ước tính nhu cầu từ các thị trường chính sẽ tiếp tục chậm lại.  

 

Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) gây bất ngờ với việc thắt chặt lãi suất vào cuối giờ chiều 22/ 9, qua đó báo hiệu bắt đầu chu kỳ bình thường hóa chính sách sau khi Fed tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp vào sáng cùng ngày.

NHNN đã tăng hai lãi suất chính sách lên 100 điểm cơ bản, nâng lãi suất tái cấp vốn từ mức thấp lịch sử 4% lên 5%.

 

Trong bối cảnh Fed có lập trường sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất, USD tiếp tục tăng giá, VND sẽ mất giá thêm và tỷ lệ lạm phát gần mức mục tiêu của NHNN, các chuyên gia tại đây cho rằng có khả năng NHNN sẽ tăng thêm 100 điểm cơ bản đối với lãi suất tái cấp vốn trong vòng 2 quý tới.

Điều này sẽ đưa lãi suất tái cấp vốn lên 5,5% vào cuối năm 2022 và sau đó là 6% vào cuối quý I/2023, bằng với mức được công bố ngay trước thời điểm COVID-19 được tuyên bố là đại dịch toàn cầu vào tháng 3/2020.  

Về mặt ngoại hối, VND không thể tránh khỏi sự suy yếu chung của các đồng tiền trên toàn châu Á bởi sự tăng giá mạnh mẽ của đồng USD trong kỳ vọng tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ, cùng với lo ngại về sự suy thoái gia tăng của Trung Quốc.

Do đó, VND vẫn có xu hướng giảm giá thêm trong các quý tới mặc dù khoản trượt giá có thể được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong nước. UOB dự báo tỷ giá USD/ VND ở mức 24.000 trong quý IV/2022, 24.100 trong quý I/2023, 24.200 trong quý II/2023 và 24.300 trong quý III/2023. 

 

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Thị trường chứng khoán (5/10): Gần 70 mã tăng trần, VN-Index tăng hơn 26 điểm với thanh khoản suy kiệt

Xu hướng tăng giá đồng thuận đẩy VN-Index đóng cửa tăng hơn 26 điểm. Toàn thị trường ghi nhận 750 mã tăng, 222 mã giảm và 147 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch khoảng 532,2 triệu đơn vị, tương đương 10.798 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE giảm 23% còn 7.946 tỷ đồng.

“Thời điểm vàng” của BĐS công nghiệp: Tỷ lệ lấp đầy gần như tuyệt đối, cả nước sắp có thêm 9 KCN nữa

Sau 2 năm bị kiềm tỏa bởi Covid-19, các doanh nghiệp FDI bắt đầu cấp tập mở rộng nhà xưởng – kho bãi; cộng với sự dịch chuyển sản xuất toàn bộ (hoặc 1 phần) từ Trung Quốc sang Việt Nam, đã khiến nhu cầu trong mảng BĐS công nghiệp tại nước ta tăng trưởng đột biến. Đặc biệt, 2 thị trường lớn nhất là TP.HCM – Hà Nội, tỷ lệ lấp đầy gần như 100% cộng với giá thuê cao chót vót.

Thị trường bất động sản khó chồng khó?

Trước áp lực lãi suất tiếp tục tăng cao, thị trường bất động sản sụt giảm thanh khoản rồi rơi vào trầm lắng. Nhiều chủ đầu tư kích thích lực cầu bằng cách tung ra các khuyến mãi khủng, tuy nhiên, nhà đầu tư cần suy xét kỹ trước khi xuống tiền ở thời điểm này.