Doanh nhân

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng nào đang cao nhất, sắp tới ra sao?

Tóm tắt:
  • Lãi suất huy động phụ thuộc vào thanh khoản, lạm phát và chính sách Fed, đang có xu hướng hạ nhẹ hoặc ổn định.
  • Nhóm Big4 ngân hàng nhà nước giữ lãi suất thấp nhờ lợi thế thanh khoản và thị phần rộng.
  • Ngân hàng tư nhân có lãi suất cao hơn, với mức tối đa từ 4,5% đến 5,8% tùy kỳ hạn và loại khách hàng.
  • Áp lực cạnh tranh và biến động kinh tế toàn cầu khiến lãi suất huy động có thể tăng, nhưng Chính phủ ưu tiên giữ ổn định lãi suất thấp.
  • Kênh tiết kiệm vẫn được ưa chuộng vì an toàn, dù nhiều rủi ro từ thuế Mỹ và bất ổn kinh tế quốc tế ảnh hưởng ngân hàng.

Trong thời gian gần đây, kênh tiết kiệm vẫn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân lựa chọn sự an toàn trong bối cảnh có nhiều biến động địa chính trị toàn cầu, giá vàng biến động mạnh cũng như một số đợt giảm sâu trên thị trường chứng khoán. Lãi suất huy động vì vậy có xu thế hạ nhẹ hoặc ổn định tại nhiều ngân hàng.

Một số ngân hàng hạ nhẹ lãi suất huy động

Nhóm bốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước bao gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank hiện niêm yết mức lãi suất huy động thấp nhất thị trường.

Vietcombank đang áp dụng lãi suất 2,9%/năm cho kỳ hạn 6 và 9 tháng, 4,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng và 4,7%/năm cho kỳ hạn từ 24 tháng trở lên.

Tại VietinBank và BIDV, mức lãi suất gần như tương tự. Trong khi đó, Agribank có nhỉnh hơn một chút ở các kỳ hạn ngắn nhưng kỳ hạn 12 tháng cũng chỉ đạt 4,8%/năm.

Các ngân hàng trong nhóm Big4 có thể duy trì lãi suất thấp phản ánh cho lợi thế của nhóm này về thanh khoản và thị phần tiền gửi bởi uy tín lâu năm và mạng lưới rộng.

Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có lãi suất cao hơn. Theo cập nhật lãi suất tiết kiệm mới nhất trong ngày hôm nay của ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho thấy lãi suất huy động tiết kiệm của ngân hàng có một số biến động so với tháng 4.

Diễn biến của lãi suất huy động trong thời gian tới sẽ tùy thuộc vào cả các yếu tố trong nước và ngoài nước, như tình hình thanh khoản của các ngân hàng, lạm phát cũng như quyết định chính sách của Fed.

Diễn biến của lãi suất huy động trong thời gian tới sẽ tùy thuộc vào cả các yếu tố trong nước và ngoài nước, như tình hình thanh khoản của các ngân hàng, lạm phát cũng như quyết định chính sách của Fed.

Cụ thể với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động cao nhất mà khách hàng có thể nhận được là 5,1%, nhận lãi cuối kỳ. Còn với kỳ hạn 24 tháng, lãi suất huy động cao nhất mà khách hàng có thể có được là 5,4%, nhận lãi cuối kỳ.

Kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng lãi suất huy động đều ở mức 5,4%/năm, hạ nhẹ một phần so với tháng trước. Kỳ hạn 36 tháng mức lãi suất và kỳ hạn 60 tháng có mức lãi suất là 5,4%/năm, cao hơn một chút so với tháng 4.

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ và với khách hàng thường, lãi suất huy động cao nhất với thời hạn 12 tháng được áp dụng ở mức 4,55%. Với khách hàng ưu tiên, lãi suất huy động cao nhất cho thời hạn 12 tháng là 4,75%. Mức lãi suất tương tự áp dụng với kỳ hạn đến 24 tháng.

Cùng với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ, tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank), với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động cao nhất mà khách hàng có thể có được là 5,2%. Với kỳ hạn 24 tháng, lãi suất huy động cao nhất của khách hàng cá nhân là 5,8%.

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ gửi tại quầy, với số tiền gửi đến 1 tỉ đồng, lãi suất áp dụng với các kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng lần lượt là 5,2% và 5,3%.

Với những khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền từ 50 tỉ đồng trở lên, lãi suất áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng lần lượt là 5,3% và 5,5%.

Có thể sẽ có cuộc cạnh tranh về lãi suất huy động

Nhận định về hướng diễn biến của lãi suất tiết kiệm trong thời gian tới, trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông mới đây, ông Nguyễn Cảnh Anh, Chủ tịch HĐQT Eximbank cho rằng, những bất ổn của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến kinh tế trong nước.

Với ngành ngân hàng, những bất ổn đó dẫn đến lãi suất đầu vào có xu hướng tăng cao, kể cả lãi suất trên thị trường quốc tế; rủi ro tỷ giá tăng khó lường, lạm phát cũng tăng lên.

Chính vì vậy trong thời gian tới, khó tránh khỏi tình trạng cạnh tranh về lãi suất huy động.

Còn theo ông Jens Lotter, Tổng Giám đốc Ngân hàng Techcombank, nhận định, sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên khốc liệt. Ngân hàng Nhà nước kêu gọi các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, nên mặt bằng biên lãi ròng (NIM) - một chỉ báo về khả năng sinh lời và tăng trưởng của các ngân hàng sẽ có xu hướng đi xuống.

“Techcombank sẽ phải tuân theo mặt bằng lãi suất chung. Ngân hàng không thể đơn phương nâng lãi suất huy động cao hơn thị trường. Không chỉ giảm lãi suất cho vay, Techcombank còn giảm lãi suất huy động để góp phần tạo động lực tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế”, CEO Techcombank cho biết.

Trong tuyên bố chính sách gần đây, Chính phủ và NHNN khẳng định mục tiêu xuyên suốt năm 2025 là giữ ổn định mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. Các quyết định điều hành chính sách sẽ linh hoạt, tùy thuộc vào diễn biến lạm phát và tình hình thị trường quốc tế.

Nếu lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát tốt, thanh khoản hệ thống dồi dào, khả năng lãi suất tăng trở lại là rất thấp. Đồng thời, nếu các yếu tố thuận lợi như Fed hạ lãi suất sớm hơn dự kiến, lãi suất tại Việt Nam có thể tiếp tục giảm thêm.

Dù lãi suất huy động giảm, nhưng theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, kênh tiết kiệm vẫn là kênh được nhiều người dân lựa chọn bởi độ an toàn và ổn định cao, trái ngược hoàn toàn với những kênh khác vốn có độ biến động rất mạnh như cổ phiếu hay vàng.

Theo khảo sát và nghiên cứu mới nhất của SSI Research, các ngân hàng thương mại vẫn duy trì quan điểm thận trọng tại ĐHCĐ năm 2025 trong bối cảnh còn nhiều khó khăn và bất định. SSI Research nhận thấy kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trước thuế (LNTT) của các ngân hàng năm 2025 vẫn có phần khả quan hơn (chưa tính tác động tiềm tàng từ các mức thuế của Mỹ).

Trong nhóm NHTMCP mà SSI nghiên cứu, kế hoạch tăng trưởng LNTT trung bình đạt +17% svck. Đối với nhóm NHTMNN, hiện mới chỉ có VCB được phê duyệt kế hoạch tăng trưởng LNTT năm 2025, với mức khiêm tốn +3,5% svck.

Tác động tiềm tàng từ thuế đối ứng của Mỹ là mối quan ngại lớn nhất của nhiều ngân hàng. Một số ngân hàng, đáng chú ý là TPB, cho biết biên lợi nhuận trung bình của các khách hàng xuất khẩu sang Mỹ hiện khoảng 10%. Do đó, nếu mức thuế mới khiến chi phí tăng quá ngưỡng này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng.

Mặc dù các NHTMCP đánh giá rằng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với những khách hàng xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ là khá thấp - chỉ chiếm từ 0,6% đến 1,9% tổng dư nợ tín dụng, các ngân hàng vẫn thận trọng trước những tác động gián tiếp có thể xảy ra.

Các tin khác

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã mua một hãng bay Trung Á

Vietjet và Qazaq Air công bố hợp tác chiến lược, chuẩn bị cho ra mắt hãng hàng không “Vietjet Qazaqstan” tại Diễn đàn Doanh nghiệp Kazakhstan – Việt Nam. Sự kiện diễn ra trang trọng với sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Cộng hòa Kazakhstan.

Giải bài toán kết nối doanh nghiệp nhà nước với khối tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước. Từ tư duy chỉ đạo đúng hướng, sẽ có những giải pháp, hành động phù hợp, hiệu quả và thành công. Trong đó, kết nối chặt chẽ, hiệu quả giữa doanh nghiệp nhà nước với khối doanh nghiệp tư nhân là một định hướng quan trọng.

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt việc đàm phán với Mỹ

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong bối cảnh nền kinh tế còn những bất cập và khó khăn, cần chuẩn bị tốt việc đàm phán với Mỹ và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu đạt mức tăng trưởng 8% trở lên.