Xã hội

Vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng gần 40% bất chấp "cú sốc" thuế quan

Tóm tắt:
  • Tính đến 30/4, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so cùng kỳ.
  • Có 1.204 dự án mới cấp phép, vốn đăng ký 5,59 tỷ USD, tăng 14,1% về số dự án, giảm 23,8% vốn đăng ký.
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 3,39 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.
  • Singapore dẫn đầu nhà đầu tư với 1,6 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc 1,52 tỷ USD và Nhật Bản 573,2 triệu USD.
  • Vốn thực hiện FDI 4 tháng đầu năm đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất 5 năm, ngành chế biến và chế tạo chiếm 81,6%.

Theo Cục Thống kê, Bộ Tài chính, tính đến ngày 30/4, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 1.204 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 5,59 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 23,8% về số vốn đăng ký.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 3,39 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,51 tỷ USD, chiếm 26,9%; các ngành còn lại đạt 697,2 triệu USD, chiếm 12,5%.

Trong số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 1,6 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Tiếp đến là Trung Quốc 1,52 tỷ USD, chiếm 27,1%; Nhật Bản 573,2 triệu USD, chiếm 10,3%; HongKong (Trung Quốc) 499,9 triệu USD, chiếm 8,9%; Đài Loan 389,6 triệu USD, chiếm 7,0%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 232,8 triệu USD, chiếm 4,2%; Hàn Quốc 148 triệu USD, chiếm 2,6%.

Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tháng 4 các năm 2021 - 2025. (Đơn vị: Tỷ USD). (Nguồn: Cục Thống kê, Bộ Tài chính).

Ngoài ra, có 540 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 6,40 tỷ USD, gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,37 tỷ USD, chiếm 69,8% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,63 tỷ USD, chiếm 21,9%; các ngành còn lại đạt 998,7 triệu USD, chiếm 8,3%.

Có 1.106 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 1,83 tỷ USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, có 477 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 854 triệu USD và 629 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 973 triệu USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 554,8 triệu USD, chiếm 30,4% giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 385,9 triệu USD, chiếm 21,1%; ngành còn lại 886,4 triệu USD, chiếm 48,5%.

Cũng trong 4 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 6,74 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng trong 5 năm qua. 

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm các năm 2021 - 2025 (Đơn vị: Tỷ USD). (Nguồn: Cục Thống kê, Bộ Tài chính).

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5,5 tỷ USD, chiếm 81,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 533,1 triệu USD, chiếm 7,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 266,2

Các tin khác

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Chuyên gia nước ngoài nói về việc mua bán, sáp nhập ngân hàng Việt Nam

GS. John Quelch - Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch và Giáo sư ưu tú tại Trường Kinh doanh quốc tế châu Âu - Trung Quốc (CEIBS) cho biết: “Chúng tôi cũng muốn thấy nhiều hơn hoạt động mua bán và hợp nhất. Nếu hệ thống ngân hàng muốn duy trì được sức khỏe cần có thêm đầu tư nước ngoài, thêm cơ hội cho việc mua bán, sáp nhập để tạo ra ngân hàng có quy mô đủ lớn”.

6 thuyền viên chìm tàu trên biển Cát Bà

Một tàu chở cát đang từ Quảng Ninh về Hải Phòng đã bị chìm trên vùng biển Cát Bà (TP.Hải Phòng). 6 thuyền viên gặp nạn đã được lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hải Phòng cứu hộ an toàn.

Lợi nhuận ngành bia phân hóa

Bia Sài Gòn lãi thấp nhất hơn 3 năm trong quý I, các công ty con cũng sụt giảm, trong khi hai hãng bia và rượu Hà Nội cải thiện.

Cá rô phi Việt Nam tái xuất ở Brazil

Sau hơn một năm đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil đã quyết định tái nhập khẩu mặt hàng này.