Kỹ năng sống

Thái Bình Dương sẽ biến mất trong 300 triệu năm tới, thứ gì thay thế nó?

Thạch quyển là lớp vỏ Trái Đất bao gồm các lục địa và đá đại dương. Lớp vỏ mỏng này nằm trên một lớp đá nóng chảy dày hàng nghìn km được gọi là lớp phủ.

Kiến tạo mảng là thuật ngữ miêu tả các mảng tách ra từ Thạch quyển, trôi dạt trên lớp phủ, đôi khi va vào nhau và tạo thành các dãy núi - như dãy Himalaya, được hình thành khi tiểu lục địa Ấn Độ va chạm với Châu Á vào khoảng từ 40 đến 50 triệu năm trước.

Và thậm chí tất cả chúng sẽ va chạm với nhau để tạo thành một siêu lục địa.

Tiến sĩ Chuan Huang của Đại học Curtin (Australia) cho biết: "Trong hai tỷ năm qua, các lục địa trên Trái Đất đã nhiều lần va chạm để tạo thành siêu lục địa, được gọi là chu kỳ siêu lục địa. Có nghĩa là các lục địa hiện tại sẽ kết hợp lại với nhau sau vài trăm triệu năm nữa".

Thái Bình Dương sẽ biến mất trong 300 triệu năm tới, thứ gì thay thế nó? - Ảnh 1.

Đồ họa mô phỏng Siêu lục địa "Pangea" (Nguồn: Walter Myers/Stocktrek Images/Getty Images)

Giáo sư Zheng-Xiang Li, cũng từ Đại học Curtin lưu ý:

"Khoảng 30 năm trước, chúng ta đã biết đến một Siêu lục địa có tên là "Pangea" từng tồn tại từ 200 đến 300 triệu năm trước. Nhưng hiện tại chúng tôi đã nhận ra rằng trước Pangea có thêm 2 siêu lục địa nữa. Chúng được tạo ra theo chu kỳ đều đặn - cứ 600 triệu năm một lần".

Nghiên cứu cho thấy sự lạnh đi của Trái Đất trong hàng tỷ năm khiến độ dày và sức bền của các mảng dưới các đại dương giảm xuống. Vì vậy, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương "trẻ" hơn có khả năng chống lại sự trôi dạt lục địa hơn so với Thái Bình Dương bị mài mòn nhiều hơn.

Đại học Curtin đã sử dụng một siêu máy tính để mô phỏng sự hình thành của các siêu lục địa trong tương lai. Tiến sĩ Huang giải thích:

"Thông qua siêu máy tính, chúng tôi có thể chỉ ra rằng gần 300 triệu năm nữa, Thái Bình Dương có thể sẽ bị đóng kín - và hình thành Siêu lục địa Amasia.

Châu Mỹ sẽ va chạm với Mảng Châu Á. Australia được cho là sẽ đóng một vai trò nào đó trong sự kiện quan trọng này - đầu tiên là va chạm với Châu Á và sau đó kết nối Châu Mỹ và Châu Á khi Thái Bình Dương biến mất".

Vậy cuộc sống trên Amasia sẽ như thế nào?

Giáo sư Li nhấn mạnh: “Trái Đất mà chúng ta đang biết sẽ rất khác khi "Amasia" hình thành. Dự kiến mực nước biển sẽ thấp hơn và khu vực rộng lớn bên trong siêu lục địa sẽ rất khô cằn với biên độ nhiệt hàng ngày cao".

Thái Bình Dương sẽ biến mất trong 300 triệu năm tới, thứ gì thay thế nó? - Ảnh 2.

Đồ họa được siêu máy tính tạo ra cho thấy thứ có thể là Siêu lục địa Amasia và vị trí của Australia trong nó ở 280 triệu năm nữa (Nguồn: Đại học Curtin).

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Thị trường chứng khoán (5/10): Gần 70 mã tăng trần, VN-Index tăng hơn 26 điểm với thanh khoản suy kiệt

Xu hướng tăng giá đồng thuận đẩy VN-Index đóng cửa tăng hơn 26 điểm. Toàn thị trường ghi nhận 750 mã tăng, 222 mã giảm và 147 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch khoảng 532,2 triệu đơn vị, tương đương 10.798 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE giảm 23% còn 7.946 tỷ đồng.

Thị trường bất động sản khó chồng khó?

Trước áp lực lãi suất tiếp tục tăng cao, thị trường bất động sản sụt giảm thanh khoản rồi rơi vào trầm lắng. Nhiều chủ đầu tư kích thích lực cầu bằng cách tung ra các khuyến mãi khủng, tuy nhiên, nhà đầu tư cần suy xét kỹ trước khi xuống tiền ở thời điểm này.