Dinh dưỡng

Trẻ mất nước có nguy hiểm không?

Tóm tắt:
  • Mất nước ở trẻ em có thể gây nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, co giật, hôn mê và suy thận cấp.
  • Triệu chứng mất nước mức vừa đến nặng gồm khô môi, khô da, tiểu ít, mắt trũng, mệt mỏi.
  • Phụ huynh nên cho trẻ uống đủ nước, nước lọc, sữa, nước trái cây pha loãng và mang theo oresol khi du lịch.
  • Tránh cho bé ăn thức ăn sống, không vệ sinh để ngăn ngừa tiêu chảy gây mất nước.
  • Khi trẻ có dấu hiệu nghiêm trọng như lừ đừ, không tiểu, mạch nhanh yếu, cần đưa đến cơ sở y tế ngay.
  • --

Tôi nên bù nước cho con thế nào, cần lưu ý gì khi cho bé đi du lịch hè? (Minh Trang, 32 tuổi, Long An)

Trả lời:

Mất nước ở trẻ em có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng như tuần hoàn, điều hòa nhiệt độ, vận chuyển dinh dưỡng. Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể chỉ mệt mỏi, khô miệng. Nhưng nếu mất nước nặng sẽ gây rối loạn chất điện giải như natri, kali... gây tác động xấu đến tim và thần kinh như rối loạn nhịp, co giật, hôn mê... Một số trường hợp ghi nhận bị sốc giảm thể tích (tụt huyết áp, nguy cơ tử vong nếu không xử trí kịp) và suy thận cấp.

Trường hợp con bạn khô môi, khô da, tiểu ít, mắt trũng, mệt mỏi... là triệu chứng mất nước mức độ vừa đến nặng. Nếu tình trạng kéo dài hoặc không bù nước kịp có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bạn tự kiểm tra bằng cách véo da trẻ nếu bị mất đàn hồi, nước tiểu sẫm màu thì cần bù nước ngay. Nếu trẻ rơi vào trạng thái li bì, hôn mê, tay chân lạnh, thở nhanh... là dấu hiệu cảnh báo mức độ nặng nhất, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu.

Cho trẻ uống đủ nước khi đi du lịch để phòng ngừa mất nước. Ảnh minh họa: Đình Lâm

Cho trẻ uống đủ nước khi đi du lịch để phòng ngừa mất nước. Ảnh minh họa: Đình Lâm

Mùa hè trẻ dễ có nguy cơ bị mất nước cao hơn do nắng nóng, vận động nhiều hoặc tiêu chảy, nôn ói khi thay đổi môi trường ăn uống. Khí hậu khô hoặc máy lạnh cũng làm trẻ mất nước thêm qua da và hô hấp.

Bé dễ bị mất nước, nếu đi du lịch dài ngày cần theo dõi dấu hiệu từ sớm, cho bé uống nước thường xuyên, kể cả khi trẻ không khát. Nên cho uống nước lọc, sữa theo lứa tuổi, nước trái cây pha loãng (hạn chế đường). Bạn nên mang theo dung dịch oresol hoặc thuốc hydrite để bù nước và điện giải khi cần thiết.

Bạn không nên cho bé ăn thức ăn như đồ sống, không đảm bảo vệ sinh bởi dễ gây tiêu chảy, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất nước. Trẻ nên mặc quần áo thoáng mát, hạn chế vận động vào giờ nắng cao điểm. Nếu xuất hiện dấu hiệu mất nước như mắt trũng, đòi uống nước liên tục, lừ đừ, lơ mơ, da lạnh, mạch nhanh yếu, không đi tiểu trong nhiều giờ... bạn cần đưa con đến cơ sở y tế ngay.


Khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

ILA ra mắt Studycation – Trại hè thế hệ mới cho gen Alpha

Mùa hè không chỉ để vui chơi - đó là thời điểm vàng để con bứt phá! Bạn đã tìm được trại hè vừa học, vừa “chill”, vừa mở rộng thế giới quan, giúp con rèn luyện kỹ năng, tư duy và bản lĩnh để vươn xa trong tương lai chưa?

Nhà đầu tư ‘tháo chạy’ khỏi phố Wall, dòng tiền đổ về châu Á

Thuế quan leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đang tái định hình cả dòng chảy thương mại lẫn dòng vốn đầu tư toàn cầu. Khi các nhà đầu tư quốc tế rút vốn khỏi thị trường Mỹ để tìm kiếm cơ hội ở châu Á, Trung Quốc cũng tăng tốc xuất khẩu sang Đông Nam Á nhằm bù đắp cho sụt giảm từ thị trường Mỹ.

TP.HCM lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Công an TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM tổ chức lấy ý kiến người dân, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn phụ trách về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng VNeID.

Giáo viên hợp đồng có phải là viên chức?

Để đảm bảo chất lượng dạy học và số lượng giáo viên đứng lớp, nhiều trường học buộc phải tuyển dụng thêm giáo viên hợp đồng, đối tượng này có phải viên chức?

Bé trai 5 tuổi suýt mất mạng vì nghịch dây rút quần

Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp tai nạn hi hữu khi bé trai 5 tuổi tại Thường Tín (Hà Nội) đã suýt tử vong do “tự thắt cổ” bằng dây rút quần trong lúc đang chơi cùng anh trai trong phòng riêng.