Doanh nghiệp

TP.HCM cấp hơn 1.000 sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo

Tóm tắt:
  • TP.HCM đã cấp hơn 1.000 sổ hồng cho cơ sở tôn giáo.
  • Đợt này, 10 tổ chức tôn giáo được cấp sổ hồng.
  • Luật Đất đai 2024 giúp giải quyết 49 sổ hồng cho tôn giáo.
  • Công tác cấp sổ hồng góp phần ổn định pháp lý và phát triển tôn giáo.
  • TP.HCM tiếp tục nâng cao hiệu quả cấp sổ hồng trong thời gian tới.

Cụ thể 10 tổ chức tôn giáo được cấp sổ hồng trong đợt này gồm: Thánh đường Hồi Giáo Hayatul Islam (quận 10), Giáo phận Thanh Hóa (auận 3), Giáo xứ Tân Thái Sơn (quận Tân Phú), Giáo xứ Tân Dân (quận Tân Bình), Giáo xứ Nam Hòa (quận Tân Bình), Giáo xứ Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi), Chùa Thiên An (quận Phú Nhuận), Giáo xứ Bình Thuận (Xứ Vân Coi Bình Thuận, quận Bình Tân), Chùa Phật Đà (quận Tân Bình) và Giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình (quận Bình Thạnh).

Tính đến nay, toàn thành phố đã cấp hơn 1.000 sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo, với tổng diện tích trên 2,5 triệu m2. Riêng trong đợt này, trao 10 sổ hồng cho 10 tổ chức tôn giáo. Chỉ tính riêng từ khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực đến nay, thành phố đã tiếp nhận và giải quyết cấp 49 sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo.

TP.HCM cấp hơn 1.000 sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo- Ảnh 1.

TP.HCM cấp hơn 1.000 sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo. Trong ảnh là ông Nguyễn Toàn Thắng và ông ông Nguyễn Mạnh Cường trao sổ hồng cho đại diện các cơ sở tôn giáo

ẢNH: ĐÌNH SƠN

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, đây không chỉ là một dấu mốc pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền sử dụng đất hợp pháp của các cơ sở tôn giáo, mà còn là biểu hiện cho chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng hành cùng các tổ chức tôn giáo trong quá trình xây dựng, phát triển bền vững đất nước. 

Việc cấp sổ hồng hôm nay là sự ghi nhận rõ ràng, đầy đủ về mặt pháp lý quyền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo, tạo điều kiện ổn định lâu dài để các tổ chức an tâm hành đạo, phát triển các hoạt động tín ngưỡng, phục vụ cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.

Nói về công tác cấp sổ hồng chung trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Toàn Thắng, cho biết trong 4 tháng đầu năm 2025, Sở đã cấp mới 171 sổ hồng lần đầu. Trong đó, cấp cho cá nhân 140 sổ hồng, nâng tổng số lên 1.586.884 sổ hồng, đạt tỷ lệ 99,67%. Đồng thời cấp cho tổ chức 31 sổ hồng, nâng tổng số lên 1.516.646 sổ, đạt tỷ lệ 92,53% so với diện tích cần cấp.

Thành phố cũng đã thực hiện 126.860 lượt đăng ký biến động, trong đó có 1.666 sổ hồng cấp cho tổ chức và 125.194 sổ hồng cấp cho cá nhân.

"Những con số trên phản ánh nỗ lực không ngừng của toàn ngành tài nguyên và môi trường Thành phố trong việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và tổ chức. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác cấp sổ hồng nói chung và cho các cơ sở tôn giáo nói riêng", ông Nguyễn Toàn Thắng nhấn mạnh.

TP.HCM cấp hơn 1.000 sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo- Ảnh 2.

Thời gian qua, TP.HCM đẩy mạnh công tác cấp sổ hồng cho người dân

ẢNH: ĐÌNH SƠN

Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM hoan nghênh Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã nỗ lực phối hợp với các cơ quan của thành phố, các địa phương, chủ động phối hợp với các cơ sở tôn giáo để tháo gỡ khó khăn để cấp sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo.

Trong thời gian qua các hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn thành phố đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Việc cấp sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo hôm nay thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo. Do vậy ông đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM trong thời gian tới tiếp tục phối hợp với các cơ quan của thành phố, cơ sở tôn giáo tháo gỡ khó khăn để tiếp tục cấp sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo còn lại.

Các tin khác

Cục An toàn thực phẩm "bóc mẽ" sự mập mờ thật – giả trong thế giới thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả bị phát hiện khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Trong cùng mối lo ấy, thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) cũng đang khiến nhiều người “bận lòng” khi không ít sản phẩm kém chất lượng len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống, từ nhà thuốc đến sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.

Thủ đoạn lừa đảo mới bằng quét mã QR: Hơn 180 triệu chủ tài khoản ngân hàng ở Việt Nam chú ý để tránh mất tiền, mất luôn tài khoản

Hiện Việt Nam có khoảng 180 triệu tài khoản ngân hàng và 138 triệu thẻ ngân hàng. Hình thức quét mã QR để thanh toán ngày càng trở nên phổ biến vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, công nghệ này nhưng cũng đang được các nhóm tội phạm mạng lợi dụng khai thác để tạo ra mã QR độc hại để lừa đảo, các chủ tài khoản cần chú ý.