Khoa học

Thức đêm nhiều làm tăng nguy cơ trầm cảm

Tóm tắt:
  • Những người ngủ muộn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với người dậy sớm.
  • Nghiên cứu tại Đại học Surrey cho thấy "cú đêm" có cơ sở di truyền và triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng.
  • Áp lực từ công việc và cuộc sống xã hội có thể làm suy yếu sức khỏe tinh thần của người thức khuya.
  • Chất lượng giấc ngủ và khả năng suy nghĩ theo chánh niệm có thể giảm thiểu nguy cơ trầm cảm.
  • Nghiên cứu khuyến nghị tăng cường "hành động có nhận thức" để cải thiện giấc ngủ và sức khỏe tinh thần.
Thức đêm nhiều làm tăng nguy cơ trầm cảm - 1

Những người bị xem là "cú đêm" có xu hướng mắc trầm cảm cao hơn (Ảnh minh họa: Adobe).

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Surrey, Anh, đã tiến hành một nghiên cứu về kiểu thời gian sinh học của 546 sinh viên thông qua bảng câu hỏi trực tuyến. Kết quả cho thấy những người có xu hướng hoạt động vào buổi tối, hay còn gọi là "cú đêm", có cơ sở di truyền và có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn.

Trong số những người tham gia, chỉ có 38 người được coi là "người dậy sớm", trong khi 252 người thuộc kiểu sinh học buổi tối và 256 người có chu kỳ ngủ-thức trung bình. Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là khoảng 20, phù hợp với xu hướng "cú đêm" ở tuổi thiếu niên.

Nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu thời gian sinh học muộn có liên quan đến nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng. Những người thuộc kiểu sinh học buổi tối có các triệu chứng trầm cảm cao hơn đáng kể so với những người có chu kỳ ngủ-thức trung bình.

Nguyên nhân có thể do trầm cảm thúc đẩy kiểu thời gian biểu muộn, khiến việc ra khỏi giường vào buổi sáng trở nên khó khăn và khó thư giãn để đi vào giấc ngủ cuối ngày. Ngoài ra, áp lực từ công việc và cuộc sống xã hội có thể làm suy yếu sức khỏe tinh thần của những người thức khuya.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có những cách để giảm thiểu mối liên hệ giữa nguy cơ trầm cảm và kiểu thời gian sinh học. Khả năng suy nghĩ theo chánh niệm, đặc biệt là "hành động có nhận thức" và "mô tả", có tác động gián tiếp đáng kể đến mối liên hệ này.

Chánh niệm là nghệ thuật sống trọn vẹn trong khoảnh khắc hiện tại mà không bị phân tâm về những việc sắp xảy ra trong tương lai.

Chất lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, giúp giảm nguy cơ mệt mỏi và suy nghĩ vẩn vơ. Ngoài ra, mặc dù rượu là yếu tố nguy cơ trầm cảm, nhưng trong nghiên cứu này, những người thức khuya thường uống ở mức độ vừa phải và rượu thực sự làm giảm mức độ nguy cơ trầm cảm của họ.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cần ưu tiên tăng cường "hành động có nhận thức" của chánh niệm khi xây dựng các biện pháp tâm lý để cải thiện giấc ngủ và sức khỏe tinh thần.

Các tin khác

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Không phải châu Âu, thuế quan của ông Trump có thể gây ảnh hưởng nặng nề nhất tới kinh tế Mỹ

Chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt nền kinh tế Mỹ vào thế khó. Theo Chủ tịch Ngân hàng Santander, các mức thuế quan mới không chỉ gây áp lực lên người tiêu dùng mà còn có thể khiến tăng trưởng chậm lại và lạm phát gia tăng. Trong khi đó, châu Âu có thể ít bị ảnh hưởng hơn trong ngắn hạn.