Kỹ năng sống

Thông điệp về những lần đầu tiên trẻ muốn nhắn gửi bố mẹ

Khoảnh khắc trưởng thành, rời bỏ những thói quen dựa dẫm bố mẹ, tự khám phá, trải nghiệm cuộc sống xung quanh là giai đoạn phải trải qua để con trẻ có thể tự tin, vững bước vào đời.

Với các đấng sinh thành, những lần đầu con tự tắm, tự cầm thìa ăn cơm, tự chọn cho mình đôi giày yêu thích, hay thậm chí tự chạy xe đạp đến trường... là giờ phút tự hào. Song với trẻ, đó lại là lúc các bé phải rời xa vòng tay bố mẹ, khép lại những tháng ngày mong chờ, dựa dẫm.

Những nỗi niềm đó đã được gửi gắm qua video phim ca nhạc dài 3 phút của Generali "Cho con một vé sống như ý". Nội dung phim là những lời bộc bạch vô tư của các em, được kể lại bằng vở nhạc kịch "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ". Giọng hát dễ thương của các em kết hợp cùng giai điệu piano nhẹ nhàng của bản nhạc tuổi thơ quen thuộc - Wheels on the bus.

Phim âm nhạc "Cho con một vé sống như ý" của Generali Vietnam. Video: Generali

Mở đầu video là những câu hỏi ngây ngô rằng: "Mẹ có nhớ khi nào là lần cuối con đòi mẹ dang tay ôm con, cho con ngủ trong lòng, sau đó chỉ toàn là ôm gấu bông?"; hay "Ba có nhớ lần cuối con nhờ ba xối nước gội đầu? Rồi sang hôm sau con tự tắm một mình, mai mốt không cần nhờ ba tắm cho"...

Hình ảnh "lần cuối của bố mẹ" hiện lên đối lập với những "lần đầu của con" khiến nhiều người bồi hồi. Ẩn sâu trong sự tự hào về lần đầu của con cái, là cảm giác tiếc nuối của bố mẹ rằng nay con đã lớn. Những ngày tháng sau này sẽ dần vắng bóng của đấng sinh thành khi các con đã có thể tự làm mọi thứ.

Tiếp theo đó, các bé lại chuyển sang hỏi chính mình rằng: "Rồi sẽ tới lần cuối con gọi ê a nhờ mẹ, nhờ ba, để có những lần đầu tự khóc, tự cười, tự hát, tự ca... Vậy thì cuộc đời sau này, con có còn cần tới mẹ ba?".

Câu hỏi được các bé lặp lại nhiều lần như một lời nhắn nhủ, nhắc nhở bản thân lẫn người xem, rằng nếu đã có thể tự làm mọi thứ, liệu bạn có cần sự hiện diện của bố mẹ trong đời.

Cô bé trong phim tự vẽ chân dung của bố kèm lời nhắn gửi: Con vẫn còn cần có ba. Ảnh: Generali

Cô bé trong phim tự vẽ chân dung của bố kèm lời nhắn gửi: "Con vẫn còn cần có ba. Ảnh: Generali

Đây cũng là điều mà hầu hết người trưởng thành băn khoăn, nghĩ ngợi trong suốt những tháng ngày sau khi rời xa vòng tay mẹ cha, bước vào guồng quay của công việc, xã hội, cơm áo gạo tiền. Khi quá bận rộn với các vấn đề trong cuộc sống, họ dễ quên đi những lần được bố mẹ chăm chút, kề cận. Song vẫn sẽ có những khoảnh khắc, họ chỉ mong bé lại như ngày thơ ấu, không âu lo, được bố mẹ chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ.

Generali đã khéo léo lồng ghép những hình ảnh ký ức đó vào lời kể của các em nhỏ. Đối lặp với vẻ mặt tươi cười trên sân khấu là biểu cảm xúc động, bồi hồi của các bậc sinh thành. Sự xúc động khi thấy con mình trưởng thành cùng tiếc nuối khi biết một ngày nào đó chúng sẽ rời xa để có cuộc sống riêng được thể hiện rõ nét.

Về cuối phim, thông điệp ý nghĩa gửi đến người xem cũng dần được hé lộ. Đó là dù có bao nhiêu "lần cuối" và "lần đầu", con trẻ vẫn luôn cần sự đồng hành của bố mẹ. Ngược lại, dù có tự lập và rời xa, các con vẫn là những đứa con sẽ luôn bên cạnh quan tâm, chăm sóc bố mẹ đến cuối đời, ngày nào còn cần nhau thì chẳng bao giờ có "lần cuối".

Một em nhỏ trong phim hồi tưởng việc nhờ bố mẹ giúp mình làm bài tập. Ảnh: Generali

Một em nhỏ trong phim hồi tưởng việc nhờ bố mẹ giúp mình làm bài tập. Ảnh: Generali

Generali Vietnam đã dùng âm nhạc thay cho lời nhắn gửi, rằng những "lần cuối" không phải kết thúc. Chính những điều nhỏ nhặt đó đã góp phần mở ra những "lần đầu" mới mẻ. Những điều giản đơn xảy ra hàng ngày với con cái sẽ trở thành ký ức đáng nhớ và theo con suốt cuộc đời.

Bên cạnh đó, phim âm nhạc còn mong muốn nhắn gửi rằng hành trang của con trẻ để bước vào đời không chỉ là sự chuẩn bị về giáo dục, sức khỏe, tài chính để con đủ đầy, khôn lớn. Vun đắp ký ức con với những kỷ niệm đẹp và sống vui khỏe mỗi ngày cũng là cách giúp con thêm tự tin theo đuổi cuộc sống như ý trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm