Kinh doanh

TGĐ Hòa Phát: Làm ray đường sắt tốc độ cao, không phải không quan tâm lợi nhuận

Tóm tắt:
  • Tập đoàn Hòa Phát cam kết sản xuất thép ray đường sắt với giá thành cạnh tranh và không xác định lỗ.
  • Dự án sản xuất ray tại Dung Quất 2 đầu tư 14.000 tỷ đồng, phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
  • Hòa Phát tự tin lợi nhuận trong dự án và coi trọng quyền lợi cổ đông, không chỉ làm vì danh tiếng.
  • Nhà máy ray có công suất đáp ứng đủ nhu cầu thép ray trong nước, giúp giảm nhập khẩu và làm chủ công nghệ.
  • Dự án đường sắt tốc độ cao dài 1.541 km vốn 67 tỷ USD, thúc đẩy ngành công nghiệp đường sắt và tạo nhiều cơ hội phát triển.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Việt Thắng - Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, khi nói về câu chuyện sản xuất thép ray đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Không bao giờ xác định lỗ mà vẫn làm

Trong cuộc họp tháng 9/2024, khi Thủ tướng Chính phủ mời các doanh nghiệp lớn tham gia đóng góp cho nền kinh tế đất nước và giao nhiệm vụ, Tập đoàn Hòa Phát đã nhận lời sản xuất ray đường sắt tốc độ cao và các loại đường ray khác.

Ngay sau đó, Hòa Phát đã có dự án sản xuất ray đường sắt tại Khu liên hợp Dung Quất 2, với tổng vốn đầu tư 14.000 tỷ đồng. 

Một số ý kiến cho rằng mục tiêu của tập đoàn không phải doanh thu hay lợi nhuận, mà hơn hết là dấu ấn thương hiệu trong công trình trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, Tổng giám đốc Nguyễn Việt Thắng khẳng định, Hoà Phát chưa xác định lợi nhuận là bao nhiêu. Do đó, nói không quan tâm đến lợi nhuận thì không đúng. 

W-thep hoa phat.png
Hoà Phát tự tin sản xuất được thép ray đường sắt tốc độ cao với giá thành cạnh tranh. 

Dựa trên nền tảng đang có, tập đoàn luôn tự tin giá thành thép ray do Hòa Phát sản xuất sẽ rất cạnh tranh. Ông nhấn mạnh “chúng tôi không bao giờ xác định lỗ mà vẫn đâm đầu vào làm”.

Theo ông, với doanh nghiệp, lợi nhuận vẫn là mục tiêu quan trọng và quyền lợi cổ đông cũng nằm ở đó. Hoà Phát không làm chỉ vì danh tiếng. Đây cũng là lý do trong các dự án đã, đang và sẽ làm, tập đoàn luôn rất thận trọng.

Ở dự án sản xuất ray đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, dù chưa biết giá bán là bao nhiêu, nhưng tập đoàn tự tin có giá thành tốt và sẽ có lợi nhuận. 

Ông Nguyễn Việt Thắng cho hay, với cơ chế đặc thù làm đường sắt cao tốc thì sản phẩm cũng đặc thù, chỉ bán cho một khách hàng duy nhất. Có thể hiểu ở đây là độc quyền mua, độc quyền bán nên hai bên sẽ cùng ngồi bàn với nhau về cơ chế giá.

“Nếu Hòa Phát làm được thép ray với giá thành hợp lý, không có lý do gì Chính phủ lại yêu cầu bán lỗ. Ngược lại, nếu giá đưa ra quá cao thì rõ ràng Nhà nước cũng không thể mua với mức đó”, ông Thắng nhấn mạnh.

Cú hích để xây dựng ngành công nghiệp đường sắt

“Chúng ta sẽ có lợi nhuận”, Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát một lần nữa khẳng định. Nhưng điều quan trọng hơn, từ cơ sở sản xuất ray đường sắt tốc độ cao sẽ dần xây dựng một ngành công nghiệp đường sắt cho Việt Nam. 

ông nguyễn việt thắng.jpg
Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng giám đốc Tập đoàn Hoà Phát.

"Thông thường, chúng tôi chỉ triển khai những dự án có khả năng đạt hiệu quả tới 90%. Tuy nhiên, với dự án thép ray cho đường sắt tốc độ cao - một lĩnh vực mở ngành - mức hiệu quả 50% cũng đã có thể chấp nhận. Bởi vì đây là hướng đi dài hạn, còn nhiều dư địa phát triển,” ông Thắng chia sẻ.

Ông Thắng thừa nhận, trước đây khi chưa có dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nước ta vẫn có nhu cầu về ray, nhưng phải nhập khẩu 100%. Ông hy vọng sau dự án này, Việt Nam còn nhiều dự án đường sắt khác. Khi đó, thay vì nhập khẩu, nước ta có thể tự chủ hoàn toàn.

Dẫn số liệu của Bộ Xây dựng, ông Thắng cho biết, từ nay đến năm 2035, Việt Nam có thể cần khoảng 1,7 triệu tấn thép ray. Trong khi đó, nhà máy của Hòa Phát có công suất 700.000 tấn/năm, với khả năng dành riêng khoảng 150.000 tấn cho thép ray. Tính toán cho thấy 10 năm có thể sản xuất được 1,5 triệu tấn, tương ứng với nhu cầu dự báo.

“Các nhà máy thép trên thế giới cũng chỉ sản xuất ray chiếm 15-20% tổng sản lượng. Với công suất như hiện tại, chúng tôi hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu nội địa”.

Đặc biệt, việc đầu tư nhà máy sản xuất ray đường sắt tốc độ cao sẽ giúp Hòa Phát làm chủ công nghệ và sở hữu nhà máy thép ray đầu tiên tại Việt Nam.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng vốn đầu tư lên tới 67 tỷ USD không chỉ tạo thêm việc làm cho doanh nghiệp, mà còn là cú hích, điểm tựa để chúng tôi quyết tâm đầu tư sản xuất,” ông Thắng nhấn mạnh.

Ông cho biết thêm, đây sẽ là nền tảng để tập đoàn mở rộng sang các dự án khác trong tương lai, bởi không chỉ có dự án đường sắt 67 tỷ USD, mà quy mô có thể lên tới 100 tỷ USD. Ngoài thép ray cho đường sắt tốc độ cao, còn có nhu cầu lớn về ray cho các tuyến Metro Hà Nội, Metro TP.HCM, ray cho cầu cảng, cầu trục và nhiều lĩnh vực hạ tầng khác.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024, tổng vốn sơ bộ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67 tỷ USD). Tuyến đường dài 1.541km, bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TPHCM), đi qua 20 tỉnh thành.

Tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục, bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và có khả năng vận tải hàng hóa khi cần thiết, đồng thời phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh.

Các tin khác

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Cụ bà truyền cảm hứng

Cụ bà Phạm Thị Toải (72 tuổi) vừa xuất sắc giành vị trí nhất cự ly 1.000 m trong cuộc thi bơi vượt biển Đà Nẵng, vượt qua 38 VĐV nam nữ ở nhiều độ tuổi. Bắt đầu tập bơi từ khi ngoài 50 tuổi, bà duy trì thói quen rèn luyện suốt 20 năm qua và là tấm gương tiêu biểu về sống khỏe, sống tích cực.

Nhà mạng phải xử lý triệt để SIM rác

Rất nhiều bạn đọc bức xúc trước nạn SIM rác lừa đảo chặn hoài không hết, cho rằng các nhà mạng phải chịu trách nhiệm, phải xử lý triệt để các SIM rác này, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Uống matcha latte mỗi ngày, bác sĩ nói gì?

Thời gian gần đây, matcha latte trở thành một trong những thức uống 'hot trend' của giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng và học sinh, sinh viên. Vậy uống matcha latte mỗi ngày có tốt cho sức khỏe?

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Bác sĩ chỉ mẹo uống cà phê tốt cho thận

Bác sĩ 'bật mí' mẹo hay để uống cà phê tốt cho thận; 4 dấu hiệu khi xuất hiện ở mắt cần đi khám ngay; Tập cardio và nâng tạ: loại nào tốt cho tim hơn?... là những thông tin chính về sức khỏe trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày mới, thứ hai 5.5. Ngày mới với tin tức sức khỏe hôm nay xin tóm tắt những thông tin chính:

4 dấu hiệu khi xuất hiện ở mắt cần đi khám ngay

Vì tầm quan trọng của thị lực với cuộc sống nên bất kỳ sự thay đổi hoặc khó chịu nào ở mắt cũng không được chủ quan. Một số vấn đề về mắt là không nghiêm trọng, trong khi một số khác cần được chăm sóc ngay lập tức.