Dinh dưỡng

Tại sao trẻ dễ mắc cúm khi du lịch?

Tóm tắt:
  • Trẻ nhỏ dễ mắc cúm do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và thói quen tiếp xúc với đồ vật bẩn.
  • Virus cúm dễ lây qua giọt bắn và tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus.
  • Khu vực đông người như trường học, khu vui chơi làm tăng khả năng lây nhiễm.
  • Phòng bệnh bằng cách mang khẩu trang, rửa tay và tiêm vaccine cúm đầy đủ.
  • Ngoài cúm, trẻ cũng nên tiêm vaccine phế cầu để phòng ngừa các bệnh liên quan.

Trả lời:

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm gây nên. Virus dễ lây qua đường hô hấp, từ các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, hoặc tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt nhiễm virus sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, thường có thói quen mút tay, đưa các đồ vật cầm nắm được vào miệng dễ tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập.

Các môi trường đông người như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi, khu du lịch, lễ hội, virus cúm lây lan mạnh hơn. Vì vậy, trẻ đi chơi cùng cha mẹ tiếp xúc đông người cũng dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, trẻ phải di chuyển đường dài, ăn uống thất thường, ngủ cũng ít sẽ dễ làm giảm đề kháng tạo điều kiện cho virus xâm nhập cơ thể.

Khu vực đông người dễ tạo điều kiện cho virus cúm dễ lây lan, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ mắc hơn. Ảnh: Huy Mạnh

Khu vực đông người dễ tạo điều kiện cho virus cúm dễ lây lan, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ mắc hơn. Ảnh: Huy Mạnh

Bạn có thể phòng bệnh cho con bằng cách mang khẩu trang, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, không chạm tay lên mắt, mũi, miệng, vệ sinh mũi, miệng cho trẻ tránh virus cúm xâm nhập. Trẻ cũng cần ăn đủ chất, uống đủ nước, ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng.

Cúm hiện đã có vaccine phòng ngừa, bé nên tiêm chủng càng sớm càng tốt. Hiện Việt Nam đang sử dụng bốn loại vaccine cúm, giúp phòng các chủng virus như A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.

Trong đó, loại của Pháp, Hà Lan và Hàn Quốc tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. Loại của Việt Nam tiêm cho người từ 18 đến 60 tuổi. Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi cần tiêm hai mũi cách nhau tối thiểu một tháng nếu chưa từng chủng ngừa cúm. Người từ 9 tuổi trở lên, cần một liều cơ bản và nhắc lại hàng năm.

Ngoài cúm, trẻ nên tiêm thêm vaccine phế cầu phòng các bệnh: viêm phổi, viêm màng não, dễ bội nhiễm khi mắc cúm với các loại vaccine như phế cầu 10 (Synflorix), phế cầu 13 (Prevenar 13) và phế cầu 23 (Pneumovax 23). Trong đó, loại phế cầu 10 tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tuổi, phế cầu 13 tiêm cho trẻ từ 6 tuần và người lớn, phế cầu 23 tiêm cho trẻ từ 2 tuổi và người lớn. Lịch tiêm vaccine tùy theo độ tuổi và lịch sử chủng ngừa.


Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Các tin khác

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

BIDV Next Gen Future Leader – Bệ phóng vững chắc cho thế hệ kế nghiệp tương lai

Với mục tiêu đồng hành và phát triển thế hệ kế nghiệp cho các khách hàng sở hữu khối tài sản lớn, BIDV ra mắt chương trình "Next Gen Future Leader" cung cấp các kiến thức quản trị tài sản, kinh doanh, nền tảng tư duy lãnh đạo hiện đại, kỹ năng quản lý hiệu quả và mạng lưới kết nối vững chắc dành cho thế hệ kế tiếp.

Diện mạo phường nhỏ nhất Việt Nam được sáp nhập với hàng chục phường khác, hình thành khu vực có giá đất đắt đỏ nhất Thủ Đô

Phường Hàng Đào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nhưng giá đất lên đến hơn một tỷ đồng/m² nhờ vị trí trung tâm gần Hồ Gươm. Khi sáp nhập vào Phường Hoàn Kiếm mới, khu vực này sẽ tiếp tục là trái tim thương mại và du lịch của Hà Nội.

Grab bổ nhiệm Giám đốc Điều hành mới tại Singapore và Việt Nam

Từ ngày 01/07/2025, ông Alejandro Osorio sẽ đảm nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành của Grab Singapore; ông Mã Tuấn Trọng sẽ đảm nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành của Grab Việt Nam. Ông Yee Wee Tang giữ vị trí Giám đốc Vận hành của Tập đoàn Grab, phụ trách nhiều quốc gia bao gồm Singapore và Việt Nam.

Dấu hiệu "cực nhỏ" khi đi vệ sinh cảnh báo ung thư thận, bàng quang nhưng chẳng mấy người chú ý

Đái ra máu (tiểu máu) là tình trạng có máu trong nước tiểu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nghiêm trọng. Để giúp bạn đọc nhận biết nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, ThS.BS. Đường Mạnh Long, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu - Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra những gợi ý về vấn đề này giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của đái máu và cách xử trí phù hợp.

Huế "mạnh tay" mở rộng cảng Chân Mây

TP.Huế vừa công bố kế hoạch việc mở rộng quy mô cảng Chân Mây lên đến 1.160 ha, tăng thêm 458 ha so với hiện tại, đưa Chân Mây trở thành cảng biển tổng hợp, đa năng...