Tại Trung Quốc, số người có giá trị tài sản hơn 5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 690 triệu USD) đã giảm 15% so với mức đỉnh vào năm 2021. Con số phản ánh suy giảm kinh tế do khủng hoảng bất động sản và cuộc cạnh tranh thương mại điện tử khốc liệt.
Viện Nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải đã công bố danh sách về những người giàu nhất Trung Quốc. Tổng tài sản của 1.241 cá nhân trong danh sách đã giảm 4% xuống còn 3.200 tỷ USD so với năm ngoái. Trong đó, có khoảng 898 người chứng kiến giá trị tài sản của họ giảm hoặc không thay đổi.
"Mặc dù số lượng tỷ phú đô la của Trung Quốc đã giảm 51 người trong một năm và 290 người trong hai năm vừa qua, nhưng quốc gia này vẫn là “thủ phủ tỷ phú của thế giới” với 895 tỷ phú - nhiều hơn gần 200 người so với Mỹ và gấp ba lần Ấn Độ”, ông Rupert Hoogeweft, chủ nhiệm và nhà nghiên cứu chính của báo cáo cho biết.
Ông Zhong Shanshan, ông trùm nước đóng chai Nongfu, đã có năm thứ ba liên tiếp đứng đầu danh sách người giàu nhất Trung Quốc với giá trị tài sản 62 tỷ USD. Theo sau là ông Pony Ma Huateng - Chủ tịch và đồng sáng lập gã khổng lồ Tencent, với 38,6 tỷ USD giá trị tài sản.
Tài sản của nhà sáng lập tập đoàn phát triển bất động sản Dalian Wanda Group - ông Wang Jianlin, đã giảm 7,3 tỷ USD. Ông Wang Jianlin cũng là người có tài sản giảm sâu nhất trong danh sách này, cùng với ông Richard Liu - đồng sáng lập sàn thương mại điện tử JD.com.
Nhà phân tích Hoogeweft cho biết trong lĩnh vực thương mại điện tử, "Going global" đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng chính.
Ứng dụng thương mại điện tử Temu đã trở thành phần mềm được tải xuống nhiều nhất tại Mỹ từ đầu năm đến nay. Điều đó giúp ông Colin Huang Zheng, sáng lập công ty thương mại điện tử Pinduoduo, trở thành người có tài sản tăng nhanh nhất, đạt 37,2 tỷ USD.
Những cá nhân ghi nhận khối tài sản gia tăng khác bao gồm ông Xu Yangtian (sáng lập nền tảng thời trang Shein), ông Ye Guofu và bà Yang Yunyun (sáng lập chuỗi bán lẻ Miniso) và ông Wang Chuanfu (sáng lập hãng xe điện BYD).
Founder của một nhà sản xuất ô tô khác là ông Li Shufu của Geely lần đầu vào top 10 những người giàu nhất Trung Quốc, với giá trị tài sản 24,1 tỷ USD. Trong khi đó, Chủ tịch Qin Yinglin của công ty chăn nuôi lợn Muyuan đã rời top 10.
Từng là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, đồng sáng lập Alibaba - Jack Ma, đã tụt xuống vị trí thứ 10. Điều này phản ánh sự sụt giảm giá trị mảng tài chính của Ant Group.
Chủ tịch Xu Jiayin của tập đoàn phát triển bất động sản Evergrande đang vướng vào cảnh nợ nần vẫn có tên trong danh sách người giàu, dựa trên số cổ tức được trả trong năm ngoái.
Báo cáo cho biết, những thay đổi trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc những năm gần đây đã giúp nhiều cá nhân giàu có hơn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và công nghệ, thay thế những người giàu trong lĩnh vực bất động sản và sản xuất truyền thống.
Nhà phân tích Hoogeweft nói rằng: “80% những cái tên trong danh sách Hurun 10 năm trước là những gương mặt mới, cho thấy việc tạo ra của cải ở Trung Quốc đã trải qua một sự thay đổi lớn”.
Chẳng hạn ông Samuel Chen đến từ Đài Loan (Trung Quốc) người đã lọt vào danh sách top 100 nhờ việc niêm yết công ty dược phẩm Polaris và sở hữu cổ phần tại Zoom.
Hay như CEO Li Jie của J&T Global Express có trụ sở tại Jakarta, cùng với hai đồng sáng lập thương hiệu trà ChaPanda là những nhân tố mới khác trong năm nay.
Danh sách giàu có của Hurun dựa trên tỷ lệ sở hữu của các cá nhân trong các công ty niêm yết tính đến ngày 1/9. Đối với các công ty không niêm yết, giá trị tài sản của họ được tính toán dựa trên so sánh với các công ty tương đương niêm yết.
Báo cáo cho biết, một số doanh nhân đáng chú ý, như ông Zhang Ruimin - người sáng lập tập đoàn Haier và ông Peter Ma - Chủ tịch tập đoàn bảo hiểm PingAn, không có trong danh sách vì không thể tìm thấy dữ liệu đáng tin cậy về cổ phần của họ.
Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.
Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.
Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.
Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.
Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.