Công nghệ

OpenAI hủy kế hoạch chuyển sang mô hình "vì lợi nhuận"

Tóm tắt:
  • OpenAI hủy kế hoạch chuyển sang mô hình lợi nhuận, tiếp tục do tổ chức phi lợi nhuận kiểm soát.
  • Quyết định dựa trên phản hồi từ lãnh đạo dân sự và đối thoại với các Tổng chưởng lý bang.
  • Elon Musk và Mark Zuckerberg từng kiện, tố OpenAI lợi dụng vị thế phi lợi nhuận để gây quỹ.
  • OpenAI từng gọi vốn 40 tỷ USD, định giá 300 tỷ USD nhưng gặp khó trong chuyển đổi mô hình.
  • Nếu không chuyển đổi thành công trong 2 năm, nhà đầu tư có thể yêu cầu hoàn trả vốn.

"Chúng tôi đã đưa ra quyết định, rằng tổ chức phi lợi nhuận sẽ tiếp tục kiểm soát OpenAI sau khi lắng nghe các nhà lãnh đạo dân sự, cũng như tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng với văn phòng Tổng chưởng lý bang Delaware và Tổng chưởng lý bang California", OpenAI viết trên website ngày 5/5.

Thông báo đưa ra sau một loạt chỉ trích và thách thức pháp lý nhằm vào OpenAI, trong đó có vụ kiện của Elon Musk từ năm ngoái, cáo buộc công ty đi chệch sứ mệnh phát triển trí tuệ nhân tạo vì lợi ích của nhân loại ban đầu.

Sam Altman, CEO OpenAI. Ảnh: TechCrunch

Sam Altman, CEO OpenAI. Ảnh: TechCrunch

OpenAI có cấu trúc khác biệt, với sự kiểm soát thuộc về bộ phận phi lợi nhuận. Tuy nhiên, tháng 9 năm ngoái, công ty tuyên bố sẽ chuyển sang mô hình kinh doanh theo đuổi lợi nhuận. CEO Altman khi đó nói công ty cần hàng tỷ USD vốn để mở rộng quy mô mô hình AI, điều một tổ chức phi lợi nhuận không thể thu hút nhiều đầu tư.

"OpenAI không phải một công ty bình thường và sẽ không bao giờ như vậy. Tuy nhiên, thay vì cấu trúc lợi nhuận giới hạn phức tạp, chúng ta đang chuyển sang cấu trúc vốn bình thường hơn, nơi mọi người đều có cổ phiếu", Altman viết trong thư gửi nhân viên và nhà đầu tư sau thông báo mới của OpenAI.

Theo Business Insider, trước khi ra quyết định ngày 5/5, con đường trở thành công ty lợi nhuận của OpenAI "khá chông gai". Thực tế, để làm được điều đó, công ty cần chuyển đổi tài sản, xác định vốn chủ sở hữu của Altman và nhà đầu tư khác, xác định cấu trúc quản trị của tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận, đồng thời thay đổi giấy chứng nhận thành lập và cấu trúc theo luật của bang Delaware.

Ngoài Elon Musk, CEO Mark Zuckerberg của Meta cũng từng gửi thư cho Tổng chưởng lý bang California vào tháng 12/2024, cáo buộc OpenAI "lợi dụng" vai trò là một tổ chức phi lợi nhuận để gây quỹ. Do đó, ông yêu cầu người đứng đầu bang ngăn OpenAI trở thành một công ty vì lợi nhuận.

Hồi tháng 3, OpenAI công bố gọi vốn thành công 40 tỷ USD, qua đó được định giá 300 tỷ USD và trở thành công ty có vòng gọi vốn công nghệ tư nhân lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, điều khoản nêu rõ, nếu không hoàn tất quá trình chuyển đổi thành công ty vì lợi nhuận trong hai năm tới, nhà đầu tư có thể yêu cầu OpenAI hoàn lại tiền.

(theo Reuters, Business Insider)

Các tin khác

PepsiCo công bố danh sách các công ty lọt vào vòng chung kết "Greenhouse Accelerator 2025"

Trong tháng 4 năm 2025, PepsiCo vừa công bố danh sách 10 công ty khởi nghiệp lọt vào vòng chung kết Chương trình Greenhouse Accelerator mùa thứ ba tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một nước đi táo bạo nhằm đẩy nhanh sự đổi mới trong các lĩnh vực nông nghiệp bền vững, kinh tế tuần hoàn và biến đổi khí hậu.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Viêm áp xe mũi sau nặn mụn

Anh Tùng, 24 tuổi, tự nặn mụn ở mũi và uống thuốc kháng sinh, ít hôm sau mũi sưng to, đau nhức, bác sĩ chẩn đoán bị áp xe phải rạch dẫn lưu mủ.

"Cần cơ chế, chính sách kiểm soát biến động giá đất"

Tại Nghị quyết số 68, Bộ Chính trị đã yêu cầu cần có cơ chế, chính sách phù hợp kiểm soát biến động giá đất; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án vướng thủ tục, chậm tiến độ.

Grab ưa chuộng tài năng xuất thân từ Unilever cho vị trí Giám đốc điều hành ở Việt Nam

Không biết vô tình hay cố ý, mà 2 Giám đốc điều hành người Việt gần nhất được Grab chọn cho thị trường Việt Nam đều xuất thân từ marketing và là người cũ của Unilever. Khác biệt lớn nhất: bà Hải Vân nhảy thẳng từ Unilever sang Grab, trong khi tân nhiệm Mã Tuấn Trọng có 7 năm thử thách ở Grab Việt Nam.