Trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc năm 2016, người giàu thứ 4, chỉ đứng sau Mã Hóa Đằng. Thậm chí doanh nhân kỳ cựu Vương Thạch cũng phải cúi đầu khen ngợi ông là một người tài năng.
Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng mỗi mớ rau chỉ có giá vài đồng, vậy ông chủ có thể kiếm được bao nhiêu? Thậm chí khi đi mua rau, nhiều người còn được “tặng kèm”đồ mang về, vậy lãi ở đâu?
Thực ra, công việc kinh doanh này có thể mang lại lợi nhuận “khủng”. Có thể nói mỗi chủ sạp rau đều có những kỹ năng quản lý riêng, ẩn chứa nhiều “mánh khóe” và "thủ thuật".
Chỉ bán rau cũng có thể tậu nhà tiền tỷ
Anh Vương thuê một gian hàng để bán rau ở chợ rau Vũ Hán. Vào thời điểm đó, gia đình và bạn bè của anh không mấy lạc quan, vì bán rau là công việc vất vả. Hơn nữa, khu chợ anh Vương chọn có 3 tầng, hầu như đều bán rau củ quả. Họ hàng cho rằng anh không có kinh nghiệm lại hiền lành, chắc chắn sẽ thất bại.
Không ngờ, hai năm sau anh Vương mua được căn nhà 1,2 triệu tệ (hơn 4 tỷ đồng). Không dừng lại ở đó, anh còn sắm thêm một chiếc ô tô trị giá hơn 200.000 tệ (khoảng 700 triệu đồng).
Hiện tại anh Vương đã thuê thêm hai sạp rau. Ba quầy bán rau tuy rất vất vả nhưng cũng kiếm được rất nhiều tiền, thật đáng ghen tị. Khi được hỏi về công việc của mình, anh đáp: “Bán rau không như các ngành khác, lãi 60-70% là chuyện bình thường”.
Ngày nay, con người ngày càng chú trọng đến việc giữ gìn sức khỏe, nhu cầu sử dụng rau xanh trong chế độ ăn uống cũng ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội kinh doanh mặt hàng này cũng được tăng đáng kể.
Có lẽ nhiều người nghĩ rằng sạp rau chỉ là chuyện thuê sạp trong chợ nhưng thực tế không phải vậy.
3 bí mật kinh doanh của người chủ sạp rau
Bất kỳ ngành nào cũng có cách kiếm tiền của riêng mình. Không thể phủ nhận có người trong cùng lĩnh vực kinh doanh trong thời gian ngắn kiếm được rất nhiều tiền, có người lại mất tất cả. Điều này thực ra có liên quan đến phương thức vận hành của mọi người.
Với hơn 2 năm bươn chải tại chợ rau, anh Vương tiết lộ thành công có được là nhờ những điều sau:
Chọn vị trí đắc địa
Bất cứ ai thuê sạp ở chợ rau thì đều phải xét đến vị trí. Ít nhất bạn cũng nên cân nhắc để được gần lối ra vào hoặc nơi có đông người qua lại.
Những người thường xuyên đi chợ thường là người đã quen với việc mua bán. Họ hàng ngày đi chợ đôi khi chỉ mua một chiếc bắp cải nhưng tính toán giá của từng nơi. Những khách hàng như vậy trong cuộc sống có rất nhiều nên muốn bán được hàng thì phải nắm bắt được tâm lý của người mua.
Thông thường, những người đi chợ sẽ hỏi giá 2-3 quầy rồi mới mua. Vì vậy vị trí của sạp rau là rất quan trọng. Trước khi mở cửa hàng, các ông chủ đều phải đến một số chợ rau để khảo sát, tìm hiểu quy luật trước khi bắt tay vào kinh doanh.
Áp dụng hình thức “khuyến mãi” thêm
Những người thường xuyên đi chợ rau chủ yếu là người già và các bà nội trợ. Họ vốn là những người chủ ý chi tiêu và có tính toán. Có cụ già còn mang theo cả cân điện tử khi đi mua rau đề phòng bị lừa.
Vì vậy, muốn kinh doanh tốt thì phải chiếm được cảm tình của nhóm người này. Có nhiều ông chủ bán hàng rất chặt chẽ, tính đúng đến từng xu. Việc này tưởng như có lợi nhưng thực tế trái ngược hoàn toàn.
Vốn dĩ người cao tuổi thích “tranh thủ”, khi đi chợ mua rau, họ sẽ cố gắng hết sức để mua được nhiều nhất với số tiền mình bỏ ra. Có một câu chuyện như sau: Tại quầy rau nọ, một bó rau xanh nhỏ giá 3,28 tệ. Khách nói vét sạch tiền lẻ chỉ có 3,2 tệ liệu có được không? Ông chủ trực tiếp từ chối. Vị khách này không hài lòng và cảm thấy ông chủ keo kiệt, đương nhiên sẽ không có lần sau nữa.
Từ câu chuyện có thể thấy, trước áp lực cạnh tranh trong thị trường, muốn quầy rau của mình nổi bật, bạn phải nỗ lực thay đổi cách thức hoạt động. Việc dành cho khách hàng những ưu đãi nhỏ sẽ khiến đối phương quay lại vào lần sau. Đây mới là cách kinh doanh khôn ngoan nhất.
Nếu ông chủ thoải mái, khách hàng cũ tự nhiên sẽ giới thiệu khách hàng mới. Dùng một nắm hẹ và chút đồng lẻ đã có thể mở rộng thị trường, đó mới là đỉnh cao.
Đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
Tại một số cửa hàng, ông chủ không chỉ phải bán rau mà còn đáp ứng một số “đòi hỏi vô lý” của khách. Ví dụ, một số khách hàng mua khoai tây muốn nhờ gọt vỏ và cắt nhỏ. Hay có một số người lại muốn mua rau được nhặt sẵn…
Nhu cầu khách hàng sẽ được ưu tiên đáp ứng tối đa, chẳng hạn như một số người muốn ăn một loại rau nào đó, thì ông chủ có thể ra chợ mua riêng cho họ.
Trong cuộc sống hiện đại, ngoài chất lượng sản phẩm thì dịch vụ đóng vai trò quan trọng không kém. Chỉ với một vài chi tiết nhỏ, người kinh doanh đã có thể giữ chân khách hàng. Dịch vụ càng tận tình, khả năng khách quay lại càng cao. Điều này đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận.
Theo Zhihu