Đó là chuyến bay thử nghiệm thực tế, để tiến tới cấp phép chính thức và khánh thành đưa vào hoạt động theo quy định. Điều tự hào ai cũng hiểu ở nhà ga T3 lúc này là công trình hiện đại của ngành hàng không Việt Nam đã thi công hoàn thành vượt tiến độ rất xa, trở thành một trong những điểm nhấn lịch sử chào mừng 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Nhà ga T3 cũng là một trong 50 công trình trọng điểm quốc gia chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất
Ảnh: Độc Lập
Cảm ơn vì sự đoàn kết, phối hợp…
Giám đốc Kênh chiếu sáng chuyên dụng của Signify Việt Nam - ông Sử Ngọc Danh, nhắc đi nhắc lại với chúng tôi: "Rất cám ơn chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan vì đã phối hợp chặt chẽ để có thể đáp ứng đúng tiến độ".

Giám đốc Kênh chiếu sáng chuyên dụng của Signify Việt Nam - ông Sử Ngọc Danh, gửi lời cám ơn đến chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan vì đã phối hợp chặt chẽ để có thể đáp ứng đúng tiến độ
Với công suất thiết kế lên đến 20 triệu lượt khách mỗi năm, T3 được coi là nhà ga hàng không hiện đại nhưng mệnh lệnh đưa ra là phải thi công "rất gấp rút". Trong khi đó, chiếu sáng là hạng mục nằm trong phần MEP (bao gồm: điện, nước và cơ khí) và cũng được ví như "khu vực đầu não" khi công trình đi vào hoạt động nên không thể xem nhẹ. Là khách hàng lớn của Signify Việt Nam kết nối qua tổng thầu và nhà thầu cơ điện, chủ đầu tư nhà ga T3 cũng đòi hỏi các bên phối hợp nhịp nhàng để các hạng mục được triển khai song song. "Chúng tôi không thể giao hết thiết bị cùng một lúc ra công trường vì đặc thù của công trường không cho phép, mà phải đáp ứng tiến độ theo từng đợt. Đôi khi có những thời điểm tiến độ rất gấp, chúng tôi phải kết hợp làm công tác dự báo cũng như linh hoạt sản xuất để kịp đáp ứng. Đó là thách thức lớn nhưng cũng là một lợi thế khi có sự hỗ trợ của tập đoàn cũng như kinh nghiệm triển khai các công trình lớn và phức tạp", ông Sử Ngọc Danh chia sẻ.

Nhà ga T3 không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại mà còn là một không gian trải nghiệm đối với hành khách đi máy bay
Ảnh: Độc Lập
Theo ông Danh, nhà ga T3 là một công trình không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại mà còn là một không gian trải nghiệm đối với hành khách đi máy bay. Vì vậy, Signify Việt Nam chủ trương sử dụng các bộ đèn thương hiệu Philips đáp ứng tiêu chí ánh sáng êm dịu, "đảm bảo độ sáng nhưng đồng thời giảm chói và đáp ứng tiêu chí an toàn quang sinh học". "Đây là một sự khác biệt mà công nghệ của Signify mang lại cho người tiêu dùng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tối đa các loại đèn có hiệu suất chiếu sáng cao, đảm bảo tối ưu năng lượng tiêu thụ trong vòng đời sản phẩm và kết hợp các bộ cảm biến chuyển động. Đây là phần rất quan trọng trong cam kết giảm phát thải ròng, một mục tiêu mà cả Signify cam kết và cũng là định hướng của Chính phủ Việt Nam", ông Danh nói.

Không gian được lắp đặt các bộ đèn thương hiệu Philips đáp ứng tiêu chí ánh sáng êm dịu
Ảnh: Độc Lập
Cần biết thêm, Signify là tên gọi mới của Philips Lighting - là tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chiếu sáng truyền thống, LED và chiếu sáng kết nối thông minh. Năm ngoái, doanh số của họ đạt 6,1 tỉ EUR và hiện đã có mặt tại hơn 70 quốc gia cùng với thông điệp: "Khai phá tiềm năng phi thường của ánh sáng vì cuộc sống tươi sáng và một thế giới tốt đẹp hơn".
Chia tay T3, đến những công trình mới
Hôm dừng xe phía cổng đường 18 E đợi chuyến bay từ Vân Đồn hạ cánh, chúng tôi thoáng nghe nhóm công nhân ngồi ăn sáng bên lề nói với nhau: "Ngày mai lĩnh lương, mốt nghỉ rồi!". Bất chợt tự hỏi, thời gian trôi nhanh hay là tốc độ "mọc lên" của công trình này quá nhanh?
Nhớ lại những ngày đầu, khi dự án nhà ga T3 với 2 gói thầu chính là 11 và 12 được lệnh thi công, nhìn mọi thứ ngổn ngang không thể nào hình dung nổi một công trình sang trọng tỏa sáng như hôm nay. Cũng thật khó quên hình ảnh bắt gặp những ngày tháng đó, khi chứng kiến hàng ngàn người cùng với thiết bị máy móc được các nhà thầu huy động tới như đàn ong khổng lồ lặng lẽ dưới cái nóng đỉnh điểm của mùa khô phương Nam.
Vài ngày trước sự kiện thử nghiệm 17.4, qua điện thoại, Chỉ huy trưởng Hoàng Trung Hiếu đã thông tin với chúng tôi phần việc nhà thầu thuộc Công ty CP kỹ thuật công nghiệp Á Châu (viết tắt là ACIT) do anh phụ trách đã hoàn thành.

Khu vực mặt tiền nhà ga T3 được thiết kế sang trọng, thông thoáng
Ảnh: Độc Lập
Nhiệm vụ tiếp theo của các anh là ở Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nơi đó tiến độ thi công cũng đang được đẩy nhanh rất khẩn trương. Ai cũng biết, những năm qua ACIT đã trở thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực cơ điện của Việt Nam. Tập đoàn này hầu như có mặt ở khắp các công trình trọng điểm quy mô lớn, trong đó có nhà máy sản xuất động cơ máy bay Hanwha Aero Engines do Hàn Quốc đầu tư tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), hay nhà máy sản xuất ô tô Vinfast tại Hải Phòng… Tại công trình nhà ga T3 lần này, đội ngũ kỹ thuật do Chỉ huy trưởng Hoàng Trung Hiếu phụ trách đã lắp đặt gần 40 ngàn bộ đèn LED các loại do Tập đoàn Signify cung cấp.
Rời nhà ga T3 trở về trung tâm thành phố với công việc thường ngày, chúng tôi mang theo một cảm xúc reo vui khó tả. Xin cảm ơn những hy sinh đóng góp âm thầm cho cuộc sống mỗi ngày thêm tỏa sáng hơn.