Sức khỏe

Nghìn hộp thực phẩm chức năng vứt bỏ như rác, nữ lao công ngơ ngác không rõ của ai

Tóm tắt:
  • Hàng nghìn hộp thực phẩm chức năng và kit test bị vứt bỏ trên vỉa hè Hà Nội.
  • Người dân cho rằng số hàng này bị đổ bỏ để tránh tiêu thụ hoặc kém chất lượng.
  • Các sản phẩm này nhiều loại hết hạn hoặc không chứa mầm bệnh nguy hiểm.
  • Thạc sĩ Phan Thị Lý xác định nguồn gốc là từ kho hàng gần đó, không phải từ cơ sở y tế.
  • Việc vứt rác không đúng quy định có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe.

Trước hàng loạt thông tin về sữa giả, thuốc giả, hiện tượng cả nghìn hộp thực phẩm chức năng cùng các sản phẩm y tế như kit test Covid-19 bị vứt bỏ chất đống la liệt trên vỉa hè đường Nguyễn Lân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) khiến nhiều người dân quan tâm.

Những nữ công nhân môi trường tại khu vực kể trên cho biết, vụ việc trên được phát hiện vào sáng 21/4, tại khu vực vỉa hè đường Nguyễn Lân (quận Thanh Xuân).

Tại hiện trường, một lượng lớn hàng nghìn hộp thực phẩm chức năng, kit test Covid-19, khẩu trang đã bị ai đó mang đến đổ như rác, chất đống la liệt ngay trên vỉa hè. Một số người dân khu vực liền kề cho rằng, có thể số thực phẩm chức năng này không tiêu thụ được, hoặc kém chất lượng, đổ bỏ để "phi tang".

Bà Nguyễn Thị Loan, công nhân môi trường tại đây cho biết, khi thấy hiện tượng trên, bà cũng không biết số "thuốc" này của ai, vì sao mang đến đây đổ. Vì vậy, bà đã báo lên tổ trưởng. Sơ bộ bằng mắt thường, có khá nhiều thực phẩm chức năng cùng một loại, trong đó có loại hết hạn sử dụng. Còn với khẩu trang y tế, có người thấy bỏ đi nên đã lấy mang về. 

Bà Loan cho biết, toàn bộ số sản phẩm trên đã được báo cho cơ quan chức năng xử lý.

thuc pham chuc nang.png
Thực phẩm chức năng đổ ra vỉa hè đường Nguyễn Lân (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Báo Lao Động. 

Theo Thạc sĩ Phan Thị Lý, Trưởng phòng Y tế trường học và Môi trường y tế, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), các sản phẩm thải ra môi trường tại khu vực này khả năng cao từ một kho hàng của công ty gần đó, không phải từ cơ sở y tế.

Quy định xử lý rác thải của cơ sở y tế với các sản phẩm hết hạn rất chặt chẽ, xử lý theo đúng quy định với rác thải thông thường trong cơ sở y tế, không được xả thải ra môi trường.

“Các sản phẩm như thực phẩm chức năng, khẩu trang y tế, kit test Covid-19 hết hạn dùng đều không có mầm bệnh, hóa chất nguy hiểm, máu nên sẽ xử lý như rác thải thông thường, không phải là rác thải y tế”, bà Lý nói.

Kit test có máu, mầm virus, khẩu trang ở khu vực bệnh truyền nhiễm như bệnh lao và các bệnh hô hấp được xác định là rác thải nguy hiểm với môi trường. 

Do đó, hành vi trên được xác định là vi phạm về việc vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định.

Chất thải y tế có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe như lây bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, đặc biệt là sự cố thương tích do chất thải sắc nhọn, các dạng chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm qua tiếp xúc thông thường, ảnh hưởng của hóa chất độc hại, chất phóng xạ,…

Không chỉ vậy, chất thải y tế còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, từ đó gián tiếp gây hại đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc quản lý chất thải y tế bệnh viện luôn được Cục Phòng bệnh giám sát chặt chẽ, sát sao với các cơ sở y tế.

Các tin khác

Cục An toàn thực phẩm "bóc mẽ" sự mập mờ thật – giả trong thế giới thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả bị phát hiện khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Trong cùng mối lo ấy, thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) cũng đang khiến nhiều người “bận lòng” khi không ít sản phẩm kém chất lượng len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống, từ nhà thuốc đến sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.

TP.HCM cấp hơn 1.000 sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo

Chiều 21.4, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức lễ trao 14 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng) cho 10 tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP.HCM. Như vậy tính đến nay, TP.HCM đã cấp hơn 1.000 sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo.

Tin xem nhiều