-
Trong năm tới, cả yếu tố chi phí đẩy lẫn cầu kéo có thể không lớn.Tại: TS. Nguyễn Đức Độ: Áp lực lạm phát trong năm 2023 không quá lớn, CPI có thể ở mức 3-4%
-
Tôi nghĩ khi đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 là 6-6,5%, Chính phủ và Quốc hội đã khá thận trọng, thực tế khả năng tăng trưởng trên 7% là hoàn toàn có thểTăng trưởng 2022: "Gấu" hay "Bò tót"
Giảm chênh lệch giá vàng
Trước sự biến động của giá vàng trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thị trường vàng như: tăng cường công tác thanh, kiểm tra thị trường vàng, bán vàng qua 4 NHTMNN và SJC và bước đầu triển khai việc bán vàng online của Vietcombank… Đến nay, mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã giảm đáng kể, chỉ còn khoảng trên dưới 4 triệu đồng/lượng. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đây là mức chênh tương đối phù hợp. Như vậy, mục tiêu giảm chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới của NHNN theo chỉ đạo của Chính phủ bước đầu đã thực hiện được.
TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính đánh giá: "Việc bán vàng miếng SJC trực tiếp cho người dân là một bước tiến của cơ quan quản lý. Thứ nhất, biện pháp này cho phép NHNN bán vàng miếng với giá thấp hơn đáng kể so với giá thị trường mà không bị các quy định về đấu thầu ràng buộc. Thứ hai, việc loại bỏ khâu trung gian cũng góp phần giảm giá bán, đồng thời hạn chế được các hoạt động đầu cơ từ một số doanh nghiệp kinh doanh vàng".
Tiếp tục mục tiêu chống "vàng hóa" nền kinh tế
Không chỉ thu hẹp mức chênh lệch giá, việc không để "vàng hóa" nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tiền tệ quốc gia" cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/3034 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng).
Theo truyền thống Việt Nam, "tích cốc phòng cơ" đã ăn sâu vào tâm lý người dân. Theo đó, tích trữ vàng không chỉ nhằm mục đích như là "của hồi môn" cho con cháu mà còn là tài sản tiết kiệm để phòng ngừa những biến động về kinh tế, xã hội, rủi ro về thiên tai, môi trường... Điều đó dẫn đến việc không ít người dân có xu hướng mua vàng và tích trữ vàng. Dưới góc độ kinh tế, các chuyên gia cho rằng điều này không chỉ "chôn chặt" nguồn vốn phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến giá trị đồng nội tệ, giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ.
Qua tổng hợp, nghiên cứu, GS.TS. Trần Thọ Đạt - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, đánh giá: So với các quốc gia khác ở châu Á, thu nhập bình quân của Việt Nam xếp thuộc nhóm thấp, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ vàng trên đầu người lại ở ngưỡng trung bình (số liệu của WGC năm 2022 tiêu dùng vàng bình quân đầu người của Việt Nam là 1,2 gram). Như vậy, mặc dù đã giảm so với những năm trước nhưng mức độ "ưa thích giữ vàng" ở Việt Nam vẫn còn khá cao khi so sánh với các thị trường khác trong khu vực.
Trong khi đó, xu hướng chung ở các nước là nhu cầu về vàng miếng và tiền vàng đều giảm dần qua các năm so với quy mô nền kinh tế. Tuy nhiên, khi so sánh với hai quốc gia có nhu cầu về vàng đứng đầu của thế giới, tỷ lệ tiêu thụ vàng miếng và tiền vàng so với GDP ở Việt Nam lại cao hơn hẳn, gấp 2 lần Ấn Độ và gấp 10 lần Trung Quốc. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ vàng bình quân của Việt Nam xấp xỉ Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng khi xét riêng về vàng miếng thì tiêu thụ của Việt Nam lại nhỉnh hơn hẳn.
GS.TS. Trần Thọ Đạt nhận định, trong bối cảnh nhiều biến động, vàng có thể là kênh trú ẩn an toàn nhưng nếu chọn vàng là kênh đầu tư thì có nhiều rủi ro vì nhiều số liệu cho thấy vàng không phải là kênh đầu tư tốt, mang lại lợi nhuận trong thời gian vừa qua so với một số kênh đầu tư khác. Nhà nước cũng không khuyến khích người dân tích trữ vàng, đó không phải là kênh đầu tư trong một nền kinh tế hiện đại.
"Nếu người dân không đầu tư vào các kênh khác để sản xuất kinh doanh mà tiếp tục đẩy mạnh mua vàng thì nguồn lực này sẽ nằm im trong dân, không có lợi cho nền kinh tế. Về lâu dài, Chính phủ cũng cần có giải pháp làm cho các kênh đầu tư tài sản, tài chính khác trở nên hấp dẫn hơn để người dân có các lựa chọn thay thế, giảm tập trung vào vàng" - ông Đạt nói.
Đồng quan điểm, TS.Nguyễn Đức Độ cho rằng: Vàng là một kênh đầu tư truyền thống của người dân bên cạnh các kênh truyền thống khác như bất động sản, gửi tiết kiệm.... Bởi vậy, để người dân giảm đầu tư vào vàng, biến vàng thành nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, giải pháp căn cơ là Nhà nước cần khuyến khích phát triển các kênh đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu..., bênh cạnh việc tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô như thời gian qua.