Trong kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB giai đoạn hai, cơ quan điều tra cáo buộc bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Trong đó, bà Lan đã có hành vi “Rửa tiền ” đối với số tiền 445.747 tỷ đồng. Trong đó có 415.666 tỷ đồng từ nguồn tiền phạm tội “Tham ô tài sản” của Ngân hàng SCB và 30.081 tỷ đồng từ nguồn tiền do phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tàỉ sản.
Đồng phạm với bà Lan ở hành vi Rửa tiền là ông Chu Lập Cơ, chồng bà Lan, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Quảng trường thời đại (Việt Nam) - Times Square; Bùi Văn Dũng, lái xe riêng của bà Lan; Trần Thị Hoàng Uyên, thư ký của bà Lan; Trần Xuân Phượng, thư ký của Ngô Thanh Nhã, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (em dâu bà Lan); bà Trần Thị Mỹ Dung, Nguyên phó Tổng Giám đốc SCB.
Bà Lan đã làm gì để che giấu nguồn gốc dòng tiền?
Theo kết luận điều tra, trong khoảng thời gian năm 2018 - 2019, bà Trương Mỹ Lan (được xác định là chủ mưu) và đồng phạm đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc phát hành 25 gói trái phiếu của 04 công ty là: An Đông, Quang Thuận, Setra, Sunny World (đều thuộc Vạn Thịnh Phát) để chiếm đoạt 30.081 tỷ đồng, của 35.824 bị hại.
Sau khi chiếm đoạt được tiền của các bị hại, bà Lan và đồng phạm đã sử dụng hai thủ đoạn để che giấu nguồn gốc và việc sử dụng bất hợp pháp số tiền chiếm đoạt được, cắt đứt dòng tiền.
Cách thức đầu tiên là bà Lan chỉ đạo rút tiền mặt trực tiếp tại Ngân hàng SCB giao cho Bùi Văn Dũng để giao tới các nơi khác. Cách thức hai là rút tiền, chuyển tiền cho các tổ chức, cá nhân đứng tên, nộp tiền mặt vào các tài khoản theo chỉ định để trả nợ khoản vay, thanh toán thẻ tín dụng, chuyến tiền cho công ty, cá nhân,...
Cùng với đó, cơ quan điều tra cho biết bà Lan cũng thực hiện hành vi rửa tiền với 415.666 tỷ đồng thu được từ nguồn tham ô tài sản của SCB. Cụ thể, từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, bà Lan và đồng phạm đã lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền của SCB và chiếm đoạt tiền phục vụ cho mục đích cá nhân. Con số 415.666 tỷ đồng là dư nợ gốc của các khoản vay nói trên tính đến ngày 17/10/2022.
Để hợp thức, che giấu nguồn gốc bất hợp pháp số tiền chiếm đoạt được của SCB, tránh việc các cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị can nguyên là Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của SCB phối hợp với một số cá nhân tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để chuyển tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản nhằm cắt đứt dòng tiền.
Hơn 415.000 tỷ đồng này được chuyển qua tài khoản của 483 cá nhân và 450 pháp nhân (F1 nhận tiền, giải ngân theo các phương án vay vốn khống), sau đó tiếp tục chuyến khoản, hoặc rút ra sử dụng.
Kết quả điều tra xác định số tiền hơn 415.000 tỷ đồng này được chia làm ba khoản sử dụng với các mục đích khác nhau.
Khoản 255.336 tỷ đồng được dùng để chi trả cho các khoản vay tại SCB: 182.302 tỷ; Chi thực hiện các dự án 1.841 tỷ; Rút tiền mặt chuyến cho các cá nhân 15.143 tỷ; Trả nợ cho ngân hàng khác 5.618 tỷ; Trả gốc và lãỉ của trái phiếu 1.645 tỷ; Chuyến cho SCB cầu Giấy hơn 356 tỷ (chủ yếu được sử dụng đế mua USD) và chi khác hơn 48.430 tỷ để trả nợ giữa các công ty, cá nhân trong Tập đoàn; trả phí, trường hợp chưa dùng đến sẽ được chuyến vào tàỉ khoản “chờ’", khi cần sẽ rút ra sử dụng.
Khoản thứ hai được dùng để chuyển tiền ra nước ngoài tại SCB với số tiền là gần 32.095 tỷ đồng (tương đương 1,365 tỷ USD) được thực hiện qua 29 giao dịch liên quan tới 9 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (qua các hợp đồng “khống”: mua bán cổ phần, vốn góp; hợp đồng vay nợ; hợp đồng tư vấn...).
Khoản thứ ba là 128.234 tỷ được bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo sử dụng cho các mục đích khác.
Theo lời khai của các bị can, một trong số các khoản chi là chi cho dự án đang triến khai dở dang (Dự án Mũi Đèn Đỏ; Dự án A6, huyện Bình Chánh; chi khác dùng để trả cho những người được thuê đứng tên làm gỉám đốc, cho nhũng người ký chứng từ chạy dòng tiền,...
Ông Chu Lập Cơ và các cá nhân khác đã tham gia rửa tiền như thế nào?
Theo kết quả điều tra, ông Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) đã mở và sử dụng 03 thẻ thanh toán (Visa, Master) tại SCB để thanh toán các dịch vụ, mua sắm nữ trang, kim khí, đá quý... cho cá nhân hai vợ chồng ông bà trong quá trình sinh sống, lưu trú, đi lại tại Việt Nam và các nước như Hong Kong, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ý...
Từ ngày 1/1/2018 đến ngàỵ 10/10/2022, bà Lan chỉ đạo nhân viên nộp tổng hơn 225 tỷ đồng vào các thẻ tín dụng nêu trên của ông Chu Lập Cơ. Trong đó, hơn 113 tỷ đồng lấy từ các khoản vay khống tại SCB và gần 1,4 tỷ từ phát hành trái phiếu An Đông.
Ông Trương Khánh Hoàng, trong quá trình làm việc tại Ngân hàng SCB, đã chỉ đạo bà Nguyễn Phương Anh phối hợp với các chi nhánh của SCB sử dụng tiền chiếm đoạt được từ ngân hàng thực hiện chuyển tiền để bà Trương Mỹ Lan sử dụng cho các mục đích khác nhau. Tổng số tiền được ông Hoàng chỉ đạo chuyển đi từ tham ô của SCB là 104.180 tỷ đồng.
Bà Trần Thị Mỹ Dung là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB trong khoảng thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 9/2022, cũng là người đã giúp bà Lan sử dụng tiền tham ô của SCB vào các mục đích khác nhau của cá nhân. Hành vi của Trần Thị Mỹ Dung đã phạm vào tội “Rửa tiền” đối với số tiền 69.085 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Phương Anh, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty SPG (thuộc Vạn Thịnh Phát), là ngườiphối hợp với Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung lập các khoản vay “khống” tại Ngân hàng SCB, lấy tiền để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau của bà Trương Mỹ Lan.
Bà Phương Anh thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Phương Hồng (từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2019), từ Trương Khánh Hoàng (từ tháng 9/2019 đến tháng 01/2021), từ Trần Thị Mỹ Dung (từ tháng 01/2021 đến tháng 10/2022) sử dụng nguồn tiền từ phạm tội “Tham ô tài sản” của SCB sử dụng cho các mục đích khác nhau của Trương Mỹ Lan.
Đồng thời bà cũng là người trực tiếp theo dõi việc thu chi nguồn tiền từ tham ô tài sản của và từ nguồn tiền lừa đảo trái phiếu, vay ngân hàng khác...
Ông Trịnh Quang Công, được bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Công ty Acumen từ tháng 8/2019. Từ tháng 7 đến tháng 10/2022, ông được ông Trương Khánh Hoàng giao theo dõi, quản lý việc chuyển tiền, nhận tiền từ nước ngoài chuyển về của 7 Công ty (gồm Công ty Golden Hill, Công ty VinaLand, Công ty Capitaland Tower, Công ty Trade Wind, Công ty Eland, Công ty Đông Sài Gòn, Công ty Thành Hiếu).
Ông Quang Công cũng được bà Lanchỉ đạo liên hệ với Chiu Binh Keung Kenneth (luật sư, bạn của Lan ở nước ngoài), được Lan giao quản lý hoạt động của các Công ty ở nước ngoài, đồng thời là người đại diện pháp luật của Công ty Vinaland Việt Nam tiếp nhận các họp đồng mua cố phần, hợp đồng vay mượn do Chiu gửi về (đã ký trước), để hoàn thiện hồ sơ chuyến tiền. Ông cũng là người theo dõi số liệu các khoản tiền chuyển vào, chuyển ra qua SCB để báo cáo bà Lan.
Ông Bùi Văn Dũng làm lái xe riêng cho Trương Mỹ Lan từ năm 2012. Từ khoảng cuối năm 2018 đến khoảng tháng 8/2022, bà Lan chỉ đạo Dũng đến SCB Chi nhánh Sài Gòn gặp Thái Thị Thanh Thảo, Giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale và Trần Thị Thúy Ái, Kiểm soát viên ngân quỹ kiêm Thủ quỹ để nhận tiền và chuyển tiền về giao cho thư ký của bà Lan và bà Nhã.
Khi nhận tiền và giao tiền hai bên không ký kết giấy tờ gì nhưng Dũng cho biết đều ghi chép cụ thể lại trong cuốn sổ tay cá nhân. Từ 26/02/2019 đến ngày 12/9/2022, thực hiện chỉ đạo của bà Lan, Dũng đã nhận, vận chuyến 108.878 tỷ đồng và 14.757,677 USD.
Bà Trần Thị Hoàng Uyên, thư ký cho bà Trương Mỹ Lan, được giao quản lý, thanh toán các thẻ tín dụng (VISA, Master) cho các cá nhân là người nhà, người thân quen của bà Lan; đồng thời giao nhận các khoản tiền từ Bùi Văn Dũng (lái xe riêng của Trương Mỹ Lan).
Từ ngày 30/3/2019 đến ngày 20/8/2019, Trần Thị Hoàng Uyên đã nhận số tiền 143,8 tỷ đồng từ Bùi Văn Dũng, là nguồn tiền lừa đảo chiếm đoạt tài sản bán trái phiếu Công ty An Đông. Từ ngày 9/6/2020 đến ngày 17/8/2022, Uyên đã 44 lần nhận tiên từ Bùi Văn Dũng với tông sô tiên 5.230 tỷ đồng, có nguồn từ tham ô tài sản của SCB.
Bà Trần Xuân Phượng, thư ký bà Ngô Thanh Nhã, Tống giám đốc Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, được giaotheo dõi file thu - chi từ nguồn trái phiếu sau khi An Đông phát hành trái phiếu huy động vốn năm 2019.
Theo lời khai của các bị can, Thủ quỹ Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn cho biết đã thực hiện giao tiền mặt cho Bùi Văn Dũng (lái xe riêng của bà Lan) theo sự chỉ đạo của bà Nguyễn Phương Hồng. Ở tất cả lần giao hai người không thực hiện ký giấy tờ thể hiện việc giao, nhận tiền nào.
Bên cạnh đó, còn nhiều cá nhân là cán bộ của Ngân hàng SCB đã tham gia thực hiện theo chỉ đạo việc nộp rút, chuyển tiền tại SCB; 12 cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trong đó, bà Lan sử dụng nhiều mối quan hệ thân thiếtlà con, cháu, thư ký, trợ lý thân cận của vợ chồng Trương Mỹ Lan và Chu Lập Cơ, được bà Lan nhờ đứng tên mở các thẻ tín dụng tại SCB, ký hồ sơ chứng từ nộp tiền vào tài khoản thẻ.
Trong các lần đi cùng với vợ chồng bà Lan sang Hong Kong, các cá nhân này được Lan chỉ đạo sử dụng thẻ để thanh toán mua trang sức, chi tiêu khác theo yêu cầu của Lan; các cá nhân này không biết nguồn tiền thanh toán thẻ và không được sử dụng thẻ vào các mục đích cá nhân khác.
Riêng đối với Chu Duyệt Phấn, con gái của bà Lan thì được tự quản lý, sử dụng thẻ tín dụng đứng tên mình để tiêu dùng cá nhân, chi trả học phí...
Ngoài ra, bà Lan còn sử dụng 180 cá nhân đứng tên ký chứng từ tại SCB, đứng tên các giám đốc các công ty thuê, được thuê ký các họp đồng khống,...
Các cá nhân này đều là lao động tự do, không có việc làm ổn định, được các đối tượng tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhờ đứng tên cổ phần, vốn góp, giám đốc, kế toán trưởng các Công ty “ma” thuộc Tập đoàn. Khi cần ký hồ sơ, chứng từ các cá nhân này được liên hệ đến các Chi nhánh SCB để ký các chứng từ rút, nộp tiền hoặc uỷ nhiệm chi với số tiền do nhân viên SCB đã lập sẵn.
Họ không biết nguồn gốc số tiền rút, nộp, chuyển, không được nhận các khoản tiền này, không biết nguồn tiền ở đâu mà có và việc ký “khống” chứng từ để làm gì.