Sống

Ngồi, đứng và nằm: Tư thế nào "âm thầm" hủy hoại cơ thể bạn nhiều nhất?

Trong xã hội hiện đại, ngồi, đứng và nằm lâu đã trở thành ba tư thế phổ biến trong cuộc sống của con người. Với những thay đổi về lối sống, ngày càng có nhiều người có thói quen ở một tư thế duy nhất trong thời gian dài, chẳng hạn như ngồi hàng tiếng đồng hồ, nằm cả ngày trên giường hay đứng suốt cả buổi... 

Liệu duy trì mãi một tư thế như vậy có tiềm ẩn rủi ro nào với sức khỏe con người hay không hay là chúng vô hại như nhiều người vẫn nghĩ?

Ngồi, đứng và nằm: Tư thế nào "âm thầm" hủy hoại cơ thể bạn nhiều nhất? - Ảnh 1.
Ngồi, đứng và nằm: Tư thế nào "âm thầm" hủy hoại cơ thể bạn nhiều nhất? - Ảnh 2.
Ngồi, đứng và nằm: Tư thế nào "âm thầm" hủy hoại cơ thể bạn nhiều nhất? - Ảnh 3.

Sự nguy hiểm của cuộc sống ít vận động và ngồi lâu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ngồi trong thời gian dài là một hoạt động ít năng lượng. Ngồi trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2, béo phì và một số bệnh ung thư, cũng như chèn ép cột sống, đau lưng và cổ.

Sự nguy hiểm của việc đứng trong một thời gian dài

Mặc dù đứng có vẻ tốt hơn so với ngồi lâu, nhưng đứng lâu có thể làm tăng gánh nặng cho các tĩnh mạch ở chi dưới, tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch, đồng thời gây mỏi chân và đau thắt lưng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng Hoa Kỳ cho thấy rằng, đứng trong thời gian dài có thể gây căng thẳng quá mức cho chi dưới, về lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe của khớp.

Sự nguy hiểm của việc nằm trong thời gian dài

Nằm trong thời gian dài có vẻ như là một cách để thư giãn cơ thể, nhưng nằm quá nhiều có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, tăng nguy cơ béo phì và dẫn đến teo cơ, cứng khớp. Nằm trong thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch, giảm hiệu quả lưu thông máu và tăng nguy cơ huyết khối.

Ngồi, đứng và nằm: Tư thế nào "âm thầm" hủy hoại cơ thể bạn nhiều nhất? - Ảnh 4.

Làm sao để giảm tác động tiêu cực của việc ngồi, năm và đứng trong thời gian dài?

Sự khác biệt giữ cơ thể mỗi người và lối sống có thể ảnh hưởng đến tác động sức khỏe của các tư thế này. Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm đáng kể rủi ro sức khỏe liên quan đến việc ngồi, nằm hay đứng trong thời gian dài.

1. Vận động thường xuyên

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, người lớn cần ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục cường độ mạnh mỗi tuần để duy trì sức khỏe tim mạch. Tập thể dục cường độ vừa phải bao gồm đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội...

Người lớn tập luyện sức mạnh cho các nhóm cơ lớn ít nhất hai ngày một tuần. Điều này bao gồm các bài tập như ngồi xổm, chống đẩy, sử dụng tạ, dây thun hoặc trọng lượng cơ thể.

2. Thay đổi tư thế thường xuyên

Đối với những công việc yêu cầu ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, nên đứng hoặc đi bộ vài phút sau mỗi 30-60 phút để thay đổi tư thế cơ thể và thúc đẩy lưu thông máu.

Ngồi, đứng và nằm: Tư thế nào "âm thầm" hủy hoại cơ thể bạn nhiều nhất? - Ảnh 5.

3. Tập luyện kéo giãn và linh hoạt

Kéo giãn hàng ngày để tăng tính linh hoạt của khớp và giảm căng cơ. Các hoạt động như yoga và thái cực quyền không chỉ giúp cải thiện tính linh hoạt mà còn cải thiện sức mạnh cơ bắp và sự cân bằng.

4. Duy trì tư thế đúng

Khi ngồi: Giữ lưng thẳng, vai thả lỏng, hai chân đặt phẳng trên sàn.

Khi đứng: Giữ lưng thẳng, trọng lượng cơ thể phân bổ đều trên hai chân, tránh đứng chùng một chân.

Khi nằm: Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng với gối và đệm hỗ trợ đúng cách để giữ cột sống thẳng hàng.

4. Lắng nghe cơ thể:

Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu ở bất kỳ tư thế nào, hãy thay đổi hoặc nghỉ ngơi.

Ngồi, đứng và nằm: Tư thế nào "âm thầm" hủy hoại cơ thể bạn nhiều nhất? - Ảnh 6.

Những phương pháp này có thể giúp giảm rủi ro sức khỏe liên quan đến một tư thế duy nhất. Bằng cách kết hợp tập thể dục nhịp điệu, rèn luyện sức mạnh và kéo giãn, đồng thời phát triển thói quen thay đổi tư thế thường xuyên, bạn có thể giảm hiệu quả các tác động tiêu cực đến sức khỏe của việc ngồi, đứng hay nằm trong thời gian dài. Việc này đồng thời duy trì sức khỏe lâu dài một cách hiệu quả. Hãy chọn bài tập phù hợp theo tình trạng cá nhân của bạn và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu cần. 

Đừng để việc ngồi, đứng hay nằm trở thành gánh nặng cho sức khỏe của bạn. Hãy chủ động trong việc chăm sóc cơ thể và duy trì một lối sống năng động, linh hoạt để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và không đau đớn!

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

"Tài khoản ngân hàng chính đăng ký thuế nếu có giao dịch sai phạm, tất cả tài khoản liên quan của hộ kinh doanh có thể bị kiểm tra, truy thu"

Trước bối cảnh chính sách thuế ngày càng hoàn thiện và siết chặt minh bạch, vị chuyên gia cho rằng, hộ kinh doanh nên cân nhắc chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp để vừa được hưởng các chính sách ưu đãi thuế, vừa thuận lợi trong việc mở rộng quy mô và tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.

Không chỉ "nát gan, hỏng thận", người uống rượu còn bị phá hủy thần kinh "khủng khiếp" thế này

Rượu là một trong những căn nguyên dẫn đến loạn thần, giảm nhớ, mất ngủ, tai biến, nghiện, kích động và bạo lực. Tác hại của rượu lên hệ tiêu hóa dẫn đến xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, viêm dạ dày; Đối với sinh sản, rượu có thể dẫn đến nguy cơ sinh con dị tật, giảm khả năng sinh dục và có nhiều hệ lụy khác như tăng huyết áp, suy tim; tê ngón tay, ngón chân, run tay/chân, đau dây thần kinh…

Xuất khẩu rau quả "nín thở" chờ tăng tốc cuối năm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu xuất khẩu rau quả năm nay đạt trên 7,6 tỉ USD. Trong bối cảnh xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực sụt giảm, ngành hàng rau quả xuất hiện những tín hiệu chờ tăng tốc những tháng cuối năm.