Doanh nghiệp

Muôn vàn bài toán làm khó doanh nghiệp trên các sàn và cách giải của Bizfly

Nghịch lý 1: Càng phụ thuộc, càng khó thoát

Theo Metric, nửa đầu năm 2024 chứng kiến một bước nhảy vọt chưa từng có của thương mại điện tử Việt Nam khi doanh số tăng 54% và sản lượng đơn hàng tăng 65,55% và dự báo sẽ còn "nóng" hơn trong quý III-2024.

"Sàn cam", "tóp tóp", "phở bò"...là biệt danh mà các nhà bán hàng đặt cho những sàn thương mại điện tử hoặc mạng xã hội, đang dần trở nên phổ biến mà người mua nào cũng ngầm hiểu. Tuy nhiên, có vẻ như những sàn thương mại điện tử chỉ làm vui lòng khách mua chứ không phải người bán.

Câu chuyện từ một mẹ bỉm trong group có tới 450.000 thành viên: Ban đầu, cửa hàng đạt những con số đầy hứa hẹn: 50-60 đơn/ngày, có những ngày đạt đỉnh 90-120 đơn, tất cả đều đến một cách tự nhiên với chi phí quảng cáo gần như bằng không.

Nhưng thực tế năm 2024 đã giáng một cú đau điếng vào những người bán hàng như chị. Bật quảng cáo thì có đơn, tắt đi thì ế ẩm, thậm chí "mắt xem" trên livestream cũng không thoát khỏi số phận. Điều đáng nói là sau mỗi lần chạy quảng cáo, lượng traffic tự nhiên của shop còn sụt giảm nghiêm trọng hơn, thậm chí "mắt xem" trên livestream cũng không thoát khỏi số phận.

Muôn vàn bài toán làm khó doanh nghiệp trên các sàn và cách giải của Bizfly- Ảnh 1.

Các nhà bán hàng đang dần phụ thuộc vào vòng xoay quảng cáo để ra đơn

Nghịch lý 2: Khách là của mình nhưng muốn data thì phải "xin phép"

Những doanh nghiệp B2C bán trên sàn hẳn phải hiểu rõ nỗi đau khi dữ liệu khách hàng bị mã hóa. Nghĩa là doanh nghiệp chỉ biết sản phẩm đã bán được, chứ không biết thông tin chi tiết về email, số điện thoại của khách. Muốn xin mở thì phải gửi mail trình bày lý do chính đáng.

Nhờ bên thứ 3 cung cấp dịch vụ thuê mở còn tệ hơn. May thì lấy data về được 1, 2 lần, xui thì sàn đánh giá là cố tình hack thông tin khách hàng rồi bị khóa shop.

Nghịch lý là dù biết mình đang ở thế khó, các chủ shop vẫn không thể rời bỏ nền tảng. Với lượng người mua khổng lồ, đặc biệt trong mùa lễ hội sắp tới, c rời bỏ đồng nghĩa với việc đánh mất thị trường tiềm năng. Các ads thủ của "phở bò" cũng không khá hơn là mấy khi mặc dù chạy ads inbox vẫn ra tiền, chỉ có điều lợi nhuận ngày càng mỏng. Nhiều người đã thử chuyển sang bán trên website riêng để thoát khỏi áp lực về chi phí và chính sách của sàn, nhưng rồi lại vấp phải bài toán khó về tỷ lệ chuyển đổi thấp.

Trong bối cảnh đó, bán hàng trên website riêng chính chủ trở thành một phương án được nhiều người cân nhắc. Bởi thế mà những ông lớn như Elise, hay Bảo tín Mạnh Hải đã không tiếc chi phí mà mạnh tay đầu tư phát triển website riêng từ năm 2021.

Dù không phải lo về chính sách thay đổi liên tục, chi phí hoa hồng, nhưng thách thức lớn nhất lại nằm ở tốc độ chuyển đổi thấp. Vậy, làm thế nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website?

Sở hữu website siêu tích hợp với Bizfly

Việc thiết kế website có thể tốn từ 2 tháng đến nửa năm tùy theo mức độ phức tạp và các tính năng mà bạn mong muốn. Vì vậy, cách nhanh nhất để tăng chuyển đổi trong trường hợp này là tích hợp thêm các công cụ, tối ưu website sẵn có. Giữa bối cảnh các nhà bán lẻ đang vật lộn với áp lực từ các sàn thương mại điện tử, Bizfly đã đề xuất ba tổ hợp giải pháp tích hợp, mỗi tổ hợp đều nhắm đến những bài toán cụ thể của doanh nghiệp.

Muôn vàn bài toán làm khó doanh nghiệp trên các sàn và cách giải của Bizfly- Ảnh 2.

Bizwebsite là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp

Tích hợp website với BizCRM, BizChat hoặc BizChat AI

Tổ hợp đầu tiên là câu trả lời cho bài toán về tỷ lệ chuyển đổi thấp trên website, điều mà nhiều doanh nghiệp bán hàng online đau đầu khi khách truy cập thường thoát ra mà không thực hiện hành động nào. Chatbot không chỉ giúp trả lời tức thì các câu hỏi về sản phẩm, giá cả hay khuyến mãi, mà còn kết nối liền mạch với CRM để lưu trữ thông tin khách hàng. Từ đó, đội ngũ nhân viên có thể tiếp tục chăm sóc khách hàng một cách có chiều sâu, đồng thời tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành.

Tích hợp website với BizMail và BizCRM

Tổ hợp thứ hai lại nhắm đến bài toán về chi phí và hiệu quả marketing. Việc phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo trên các sàn dẫn đến tình trạng đội chi phí nhưng không mang lại sức mua bền vững. Doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược email marketing tự động dựa trên hành vi khách hàng. BizCRM lúc này sẽ đóng vai trò phân loại khách hàng, giúp gửi đi những email có nội dung phù hợp với từng đối tượng, đến đúng thời điểm. Đặc biệt, tổ hợp này giúp doanh nghiệp sở hữu cơ sở dữ liệu khách hàng riêng, thoát khỏi sự phụ thuộc vào sàn thương mại điện tử.

Tích hợp website với BizLoyalty, BizLoyalty, BizChat và BizCRM

Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp bán hàng online chính là sự thiếu gắn kết với khách hàng và khó duy trì lòng trung thành. Tổ hợp này sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu riêng mạnh mẽ và phát triển bền vững. Hệ thống tích điểm thông minh từ BizLoyalty tạo động lực cho khách hàng quay lại mua sắm, trong khi BizCRM quản lý tập trung mọi dữ liệu đa kênh. Sự tích hợp đồng bộ giữa các công cụ không chỉ tối ưu chi phí vận hành mà còn giúp xây dựng được cộng đồng khách hàng trung thành.

Nếu bạn cần tích hợp thêm bất kỳ giải pháp nào hoặc cần tư vấn thêm để đáp ứng tốt nhất cho bài toán của mình, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Bizfly tại https://bizfly.vn/

Cùng chuyên mục

Đọc thêm