Doanh nghiệp

Mua bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng

Theo Dự thảo (lần 3) Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đang được lấy ý kiến, đề xuất mức xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tài khoản ngân hàng.

Cụ thể, các hành vi vi phạm như mua bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản ngân hàng hoặc mua bán thông tin tài khoản ngân hàng với số lượng từ 1 đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt từ 100 - 150 triệu đồng. Mức xử phạt sẽ tăng lên đến 200 triệu đồng khi có hành vi vi phạm như trên đối với số lượng tài khoản ngân hàng từ 10 tài khoản trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mua bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng- Ảnh 1.

Mua bán, cho mượn tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng

ẢNH: NHẬT THỊNH

Đối với việc mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh; lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt từ 200 - 250 triệu đồng...

Đối với các trung gian thanh toán (ví dụ các đơn vị cung cấp ví điện tử), nếu vi phạm quy định về đảm bảo an toàn trong cung ứng dịch vụ; không có biện pháp giám sát để đảm bảo việc thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài thông qua dịch vụ trung gian thanh toán là hợp pháp theo quy định; vi phạm quy định về sử dụng dịch vụ ví điện tử; hồ sơ mở ví điện tử, thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử, thông tin về khách hàng mở ví điện tử; mở ví điện tử bằng phương thức điện tử... sẽ bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng. Trường hợp mở hoặc duy trì ví điện tử nặc danh, mạo danh; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử; lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin ví điện tử từ 1 ví điện tử đến dưới 10 ví điện tử... sẽ bị phạt từ 50 - 100 triệu đồng.

Mức phạt cho các đơn vị trung gian thanh toán tăng lên từ 120 - 150 triệu đồng nếu báo cáo không trung thực số dư, số lượng ví điện tử theo quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm; vi phạm quy định khi hợp tác với tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng là người không cư trú và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam để thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam...


Các tin khác

"Trend "cắt giảm chi phí: BIDV, MB, Techcombank đua nhau tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng, Sacombank bất ngờ "ngược sóng"

Có tới 22/27 ngân hàng trên sàn chứng khoán cắt giảm chi phí hoạt động trong quý 1/2025, trong đó nhiều ngân hàng cắt giảm tới hàng chục phần trăm. Ngược lại, chi phí tại Sacombank, KienlongBank bất ngờ tăng cao, trong đó Sacombank đã trở thành ngân hàng có chi phí hoạt động lớn thứ 5 trên sàn chứng khoán, chỉ đứng sau 4 ông lớn Nhà nước.

Con gái của Bầu Đức thiếu tiền

Bà Đoàn Hoàng Anh - con gái Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) - không mua được cổ phiếu HAG nào, lý do vì không thu xếp được tài chính cá nhân.

Giữa lúc thương mại căng thẳng, đây là điểm đến mới của loạt doanh nghiệp Trung Quốc

Trước những bất ổn kéo dài trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang chuyển hướng sang Đông Nam Á để mở rộng hoạt động. Theo tiết lộ từ một số nguồn tin, ít nhất năm doanh nghiệp từ Trung Quốc đang có kế hoạch niêm yết hoặc phát hành cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) trong vòng 12 đến 18 tháng tới.

Doanh nghiệp tư nhân kỳ vọng Nghị quyết 68 mở ra cơ hội mới và cần cơ chế giám sát hiệu quả

Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 68 đã mang lại kỳ vọng lớn cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, với các cam kết từ Chính phủ về việc cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh. Các đại biểu cũng đề xuất cần có cơ quan giám sát và cơ chế số hóa pháp lý để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.