Kinh doanh

Thủ tướng: Cần phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

Ngày 18-5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30-4-2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4-5-2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN).

Thủ tướng: Cần phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu- Ảnh 1.

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Chuyên đề về nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết 68 và Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết.

Bài trình bày của Thủ tướng tập trung vào 5 nhóm nội dung chủ yếu: Khái quát thực trạng khu vực KTTN; Các nội dung cốt lõi của Nghị quyết 68; Các nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 138 ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ; Các nội dung trọng tâm của Nghị quyết số 198 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển KTTN và Nghị quyết số 139 của Chính phủ về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 198 của Quốc hội; Tổ chức thực hiện.

Thủ tướng đã dành nhiều thời gian phân tích chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KTTN; kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; yêu cầu về chính sách đột phá phát triển KTTN.

Lãnh đạo Chính phủ đã khái quát bức tranh về các doanh nghiệp tư nhân, nhấn mạnh sự đóng góp quan trọng của khu vực này vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Từ khoảng 5.000 doanh nghiệp năm 1990, đến nay có gần 1 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế.

KTTN liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, là khu vực có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng khoảng 50% GDP. Từ năm 2016 đến nay, tốc độ tăng trưởng của khu vực KTTN đạt khoảng 6-8%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ khu vực KTTN vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Năng lực nội tại của KTTN còn hạn chế, nhất là về vốn, quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số. Các cơ chế, chính sách thời gian qua chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, đất đai, nhân lực…

Thủ tướng: Cần phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Tư duy, nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức còn mang nặng tính "xin - cho"; còn tình trạng thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, tiếp tay cho tiêu cực, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí. Thể chế, pháp luật vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn".

Từ thực tiễn phát triển KTTN ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, theo Thủ tướng, cần xác định KTTN là động lực cốt lõi, trụ cột của nền kinh tế, tạo đồng thuận xã hội và hành động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển.

Cùng với đó, nâng cao vai trò kiến tạo của Nhà nước, xây dựng thể chế, chính sách đột phá, xóa bỏ rào cản, thúc đẩy hợp tác công - tư. Đảm bảo KTTN được đối xử công bằng, có chính sách vượt trội để huy động nguồn lực, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và cắt giảm thủ tục hành chính.

Thủ tướng cũng lưu ý việc hỗ trợ doanh nghiệp lớn, tiên phong trong các ngành trọng yếu, thúc đẩy liên kết với doanh nghiệp FDI và mở rộng ra thị trường quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, tạo động lực phát triển KTTN.

Trước yêu cầu phát huy vai trò, tạo sự đột phá phát triển KTTN để thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước trong tình hình mới, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển KTTN. Trong đó, Nghị quyết đã xác định KTTN là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Thủ tướng cũng đã khái quát các quan điểm chỉ đạo mang tính đột phá về phát triển KTTN được nêu trong Nghị quyết 68.

Nhấn mạnh cần phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thủ tướng nêu rõ "thương trường là chiến trường", cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các chiến sĩ trên mặt trận kinh tế cống hiến vì đất nước.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết nội dung trọng tâm của các nhóm nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 68 nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách nhất đối với phát triển KTTN hiện nay. Đó là: Đổi mới tư duy, nhận thức và hành động; Cải cách, nâng cao chất lượng thể chế; Tăng cường tiếp cận các nguồn lực; Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Tăng cường kết nối doanh nghiệp; Phát triển doanh nghiệp tư nhân lớn; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh; Phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân.

Về kế hoạch hành động của Chính phủ, Thủ tướng cho biết phương châm đặt ra là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần "6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả". Chương trình hành động của Chính phủ đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ với 117 nhiệm vụ cụ thể, giao cho từng bộ ngành, địa phương chủ trì hoặc phối hợp triển khai thực hiện.

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển KTTN, với một số nội dung chủ yếu: Về cải thiện môi trường kinh doanh; về hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; về hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; về hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực; về hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Ngay sau đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 139 về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 198 của Quốc hội. Trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể với thời hạn cụ thể cho các bộ, cơ quan, địa phương để tập trung triển khai thực hiện, phát huy hiệu quả ngay từ thời điểm ban hành.

Các tin khác

Miền Bắc lại sắp đón mưa lớn

Dự báo trong chiều tối và đêm nay (16/6), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ tiếp tục đón mưa vừa, mưa to đến rất to, khu vực đồng bằng có mưa rải rác. Miền Trung hôm nay tiếp tục nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông rải rác vào chiều tối.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Home Credit trợ lực người tiêu dùng khi nhu cầu tăng cao dịp hè

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp hè, Home Credit triển khai chương trình “Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình” từ nay đến 8/7/2025 mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu dùng của công ty.

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Miền Trung bước vào đợt mưa rất lớn

Hôm nay (11/6), do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ bước vào đợt mưa rất lớn. Trọng tâm của mưa lớn là khu vực Quảng Trị - Quảng Ngãi, đỉnh điểm của mưa lớn ở miền Trung bắt đầu từ đêm nay, kéo dài đến 13/6.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Trong sáng nay (10/6), mưa to còn tiếp tục ở một số tỉnh miền Bắc, từ trưa chiều nay, mưa giảm nhanh. Những ngày tới, miền Bắc có thể ít mưa. Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kích thích gió mùa tây nam hoạt động mạnh khiến Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to vào chiều tối các ngày 10-11/6.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1070/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các bộ, cơ quan trung ương để phù hợp với tổ chức bộ máy sau sắp xếp và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các nhiệm vụ, dự án của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (9/6), giá vàng miếng SJC quanh mốc 117 triệu đồng/lượng. Như vậy, chỉ sau 2 tháng, nhà đầu tư “đu" đỉnh vàng lỗ hơn 9 triệu đồng/lượng

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng đồng loạt tăng

Sáng nay (6/6), giá vàng trong nước đồng loạt tăng trở lại. Theo đó, vàng miếng SJC tiến sát mốc 118 triệu đồng/lượng và duy trì cao hơn giá vàng nhẫn 1,2 - 4 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng.

Những smartphone Android mạnh mẽ nhất hiện nay

Việc chọn mua một chiếc smartphone Android chất lượng là điều quan trọng và người dùng thường dành thời gian nghiên cứu về chúng trước khi đưa ra quyết định.

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (4/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC lại quay về quanh mốc 117 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng đồng loạt

9h30 sáng nay (3/6), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 116 - 118 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng mạnh.

Giá vàng tiếp tục giảm

Sáng nay (1/6), giá vàng trong nước tiếp tục giảm. Theo đó, giá vàng miếng SJC về mốc 118,2 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất còn 113 triệu đồng/lượng.