Xã hội

Thủ tướng chỉ đạo nâng hạng TTCK, tạo kênh vốn bền vững cho kinh tế tư nhân

Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân.

Trong bài phát biểu, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò trung tâm của khu vực kinh tế tư nhân và yêu cầu phát triển mạnh các kênh huy động vốn, trong đó có thị trường chứng khoán.

Thủ tướng cho biết, Nghị quyết 68 xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển khoa học – công nghệ.

Gắn với đó là yêu cầu nâng cao năng lực tiếp cận nguồn lực, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò thiết yếu trong việc cung ứng vốn dài hạn, chi phí thấp cho doanh nghiệp.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. (Ảnh chụp màn hình).

“Phải khẩn trương nâng hạng, tái cơ cấu thị trường chứng khoán, hoàn thiện quy định về trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường bảo hiểm... để thị trường tài chính thực sự trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả cho kinh tế tư nhân,” Thủ tướng nói.

Lãnh đạo Chính phủ đánh giá, dù thị trường chứng khoán đã có những tiến bộ như đưa vào vận hành hệ thống công nghệ mới KRX và số lượng tài khoản tiếp tục tăng, nhưng vốn hoá thị trường hiện vẫn còn nhỏ, đặc biệt là tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân mới chiếm khoảng 10%.

Trong bối cảnh đó, Thủ yêu cầu các cơ quan chức năng nghiên cứu và triển khai thêm các giải pháp nâng hạng thị trường, hướng tới chuẩn mực quốc tế.

Song song với đó, Thủ tướng cũng nêu các nhiệm vụ cụ thể để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, như đổi mới tư duy quản lý, cải cách thể chế, xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng về đất đai và tín dụng.

Chính phủ đã ban hành chương trình hành động với cơ chế “giao việc” cụ thể cho từng bộ ngành, địa phương, thay vì chỉ dừng ở đấu thầu, đấu giá như trước.

Về tiếp cận đất đai, Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về đất trong năm 2025, cho phép thực hiện giao dịch điện tử và giảm thiểu thời gian cấp giấy chứng nhận. Đồng thời, ông nhấn mạnh các địa phương cần dành quỹ đất, hỗ trợ thuê hạ tầng cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và công nghệ cao, trong đó có thể giảm ít nhất 30% tiền thuê đất trong 5 năm đầu hoạt động.

Trong lĩnh vực tài chính, Chính phủ sẽ hoàn thiện mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng, ưu tiên tín dụng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp và công nghiệp hỗ trợ. Thủ tướng yêu cầu các hệ thống ngân hàng, cơ quan thuế, và các cơ quan liên quan kết nối dữ liệu để đảm bảo chia sẻ thông tin minh bạch, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn.

Các tin khác

Kỳ vọng chính sách ‘khoán 10’ trong đầu tư đường sắt

Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống đường sắt nếu được Quốc hội thông qua sẽ không chỉ khai phóng nguồn lực xã hội, tinh thần dám nghĩ, dám làm, mà còn kích hoạt thị trường công nghiệp đường sắt trị giá hàng triệu tỷ đồng.

"Trend "cắt giảm chi phí: BIDV, MB, Techcombank đua nhau tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng, Sacombank bất ngờ "ngược sóng"

Có tới 22/27 ngân hàng trên sàn chứng khoán cắt giảm chi phí hoạt động trong quý 1/2025, trong đó nhiều ngân hàng cắt giảm tới hàng chục phần trăm. Ngược lại, chi phí tại Sacombank, KienlongBank bất ngờ tăng cao, trong đó Sacombank đã trở thành ngân hàng có chi phí hoạt động lớn thứ 5 trên sàn chứng khoán, chỉ đứng sau 4 ông lớn Nhà nước.

Gia cảnh khó khăn của hai cặp mẹ con bị vùi lấp trong vụ sạt lở công trường thủy điện ở Lai Châu

Bốn nạn nhân thiệt mạng trong vụ sạt lở tại công trường thủy điện ở Lai Châu là người trong cùng một gia đình. Họ là hai cặp mẹ con. Hai người mẹ là chị em ruột. Họ ra đi trong cùng một tai nạn, để lại nỗi đau lớn cho người thân. Gia cảnh của các nạn nhân đều đặc biệt khó khăn.