Doanh nghiệp

Một số ngân hàng được chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng

Tóm tắt:
  • NHNN cho phép một số ngân hàng tự chủ kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2025.
  • Tín dụng toàn hệ thống dự kiến tăng khoảng 16% trong năm 2025, phù hợp với tình hình thực tế.
  • Đến giữa tháng 4, dư nợ tín dụng tăng 3,95% so với cuối năm 2024, tập trung vào sản xuất kinh doanh.
  • NHNN tiếp tục chỉ đạo tăng trưởng tín dụng an toàn, ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực trọng điểm và hạn chế rủi ro.
  • Ngân hàng Nhà nước theo dõi diễn biến thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan Mỹ.

Năm 2025, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, NHNN đã có văn bản gửi các TCTD thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao TTTD năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện. Đồng thời, NHNN tiếp tục triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu TTTD cho từng TCTD theo Nghị quyết số 62/2022 của Quốc hội. Theo đó, nhóm ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, Ngân hàng Hợp tác xã và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2025.

Một số ngân hàng được chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng- Ảnh 1.

Tín dụng đến giữa tháng 4 tăng 3,95% so với cuối năm 2024

ẢNH: NGỌC THẮNG

Dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Đến ngày 15.4, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 16,23 triệu tỉ đồng, tăng 3,95% so với cuối năm 2024, tăng 18,19% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2024, dư nợ tín dụng tăng 1,21% so với tháng 12.2023). Tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Định hướng thời gian tới, NHNN cho hay tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng, phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhưng chú trọng đầu tư tín dụng vào các dự án, công trình trọng điểm. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

NHNN cho biết tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường quốc tế và tình hình sản xuất kinh doanh trong nước để kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, ngành hàng bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ.

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

3 tháng tới, 2 tuổi này dễ mua được nhà – chỉ cần giữ nhịp chi đúng 2 điều

Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, một số con giáp bước vào giai đoạn vận tài chính vững – không phải kiểu “trúng lớn”, mà là gom dần – đủ lực – đủ điều kiện để chốt một khoản đầu tư lớn, đặc biệt là nhà ở. Nếu giữ đúng nhịp chi tiêu trong 2 việc quan trọng, khả năng mua được nhà là rất rõ ràng.

3 bất cập lớn về giá điện

Giá điện ở Việt Nam hiện gánh quá nhiều mục tiêu khiến khó thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, không tạo áp lực mạnh để thực hiện chiến lược sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ.

Điện rác có khung giá mới

Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện từ chất thải rắn sinh hoạt điện rác với mức tối đa 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Lật tẩy chiêu "lách luật" sở hữu chéo ngân hàng

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc kiểm soát sở hữu chéo ngân hàng rất khó khăn trong trường hợp cổ đông và người có liên quan cố tình che giấu, nhờ cá nhân hay tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách luật.