Kinh doanh

Lật tẩy chiêu "lách luật" sở hữu chéo ngân hàng

Tóm tắt:
  • Kiểm soát sở hữu chéo ngân hàng rất khó khi cổ đông che giấu hoặc nhờ người khác đứng tên cổ phần.
  • Luật Các tổ chức tín dụng 2024 bổ sung quy định ngăn ngừa sở hữu chéo và thao túng tổ chức tín dụng.
  • Sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng đã giảm, nhưng doanh nghiệp nhà nước còn nắm cổ phần vượt giới hạn.
  • Ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi yêu cầu doanh nghiệp nhà nước thoái vốn khỏi ngân hàng.
  • Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra, giám sát và sẽ hoàn thiện pháp luật về sở hữu cổ phần trong thời gian tới.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa chịu thoái vốn khỏi ngân hàng

Trong báo cáo vừa gửi tới Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và quyết liệt triển khai các giải pháp ngăn ngừa, xử lý sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo , cho vay, đầu tư không đúng quy định cùng với quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã bổ sung các quy định giúp tăng cường ngăn ngừa đầu tư, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo, cho vay, đầu tư không đúng quy định.

Đến nay, sở hữu chéo giữa tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác đã giảm đáng kể (khắc phục được tình trạng sở hữu cổ phần của ngân hàng thương mại tại một tổ chức tín dụng khác vượt tỷ lệ quy định trên 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác).

Cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định chủ yếu còn tại các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cần tiếp tục chỉ đạo xử lý nhằm tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh chính và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Lật tẩy chiêu 'lách luật' sở hữu chéo ngân hàng- Ảnh 1.

Ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc yêu cầu cổ đông là doanh nghiệp nhà nước thoái vốn.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc sở hữu chéo có thể liên quan đến nhiều đối tượng thuộc sự quản lý của các bộ, ngành.

Hiện nay còn tồn tại tình trạng sở hữu cổ phần vượt giới hạn tại ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước với tỷ lệ sở hữu khá lớn, các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc yêu cầu cổ đông này thực hiện thoái vốn.

Chưa tìm được giải pháp cho tình trạng “đứng tên hộ”

Liên quan tới công tác phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tình trạng sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể, việc kiểm soát sở hữu chéo rất khó khăn trong trường hợp cổ đông và người có liên quan của cổ đông cố tình che dấu, nhờ cá nhân, tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo, sở hữu vượt mức quy định hoặc lách quy định.

Điều này dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của tổ chức tín dụng thiếu công khai, minh bạch. Việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua công tác điều tra, xác minh của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.

Việc phát hiện mối liên quan giữa các doanh nghiệp còn hạn chế do thông tin để xác định tính liên quan về sở hữu của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng rất khó khăn. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước không chủ động được trong việc tra cứu thông tin cũng như xác định được độ chính xác, tin cậy của các nguồn thông tin; đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán, công nghệ phát triển nhanh như hiện nay.

Để phát hiện và ngăn chặn sở hữu chéo , Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian tới, cơ quan này tiếp tục thực hiện giám sát an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và qua công tác thanh tra về vốn, tình hình sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng, hoạt động cho vay, đầu tư, góp vốn...

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, hoặc thanh tra đột xuất (nếu cần thiết), trong đó quan tâm thanh tra các nội dung về tỷ lệ sở hữu cổ phần; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng, cấp tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng lớn (cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp...).

Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát nghiên cứu tham mưu sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật nếu cần thiết nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về sở hữu cổ phần theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

3 tháng tới, 2 tuổi này dễ mua được nhà – chỉ cần giữ nhịp chi đúng 2 điều

Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, một số con giáp bước vào giai đoạn vận tài chính vững – không phải kiểu “trúng lớn”, mà là gom dần – đủ lực – đủ điều kiện để chốt một khoản đầu tư lớn, đặc biệt là nhà ở. Nếu giữ đúng nhịp chi tiêu trong 2 việc quan trọng, khả năng mua được nhà là rất rõ ràng.

Điện rác có khung giá mới

Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện từ chất thải rắn sinh hoạt điện rác với mức tối đa 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Giải ngân vốn đầu tư công bằng 0, vì sao lãnh đạo đơn vị vẫn "ung dung"?

Đến hết tháng 4 còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân vốn đầu tư công. Tỷ lệ giải ngân của cả nước cũng "hụt hơi" so với cùng kỳ. Thậm chí, hơn 27.800 tỷ đồng vốn nằm trên giấy, chưa được phân bổ. Có ý kiến cho rằng, thời gian tới cần cá thể hóa trách nhiệm; để trì trệ, làm chậm tiến độ cần xử lý công khai.

Cổ phiếu Vingroup "hot" nhất sàn chứng khoán

Cổ phiếu Vingroup kéo thị trường hôm nay (7/5), khối ngoại đẩy mạnh mua ròng, VN-Index trở lại vùng kháng cự mạnh 1.250 điểm. Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm bất động sản.

‘Đại gia’ bảo hiểm PJICO nợ như chúa chổm

Quý I năm nay, PJICO có doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 890 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 71 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả tới hơn 6.620 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với vốn chủ sở hữu.

Hơn 39.800 doanh nghiệp chưa nộp thuế đã khấu trừ

Đó là số liệu Cục Thuế (Bộ Tài chính) rà soát tại cơ quan thuế, có 39.814 đơn vị đã khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nhưng chưa thực hiện nộp số thuế này vào ngân sách nhà nước.