Doanh nghiệp

Lý do Bộ Tài chính đề xuất tính thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản

Tóm tắt:
  • Bộ Tài chính đang sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, nghiên cứu phương pháp tính thuế cho giao dịch chuyển nhượng bất động sản.
  • Nếu có cơ sở dữ liệu, thuế được tính dựa trên thu nhập chịu thuế và thuế suất proposed là 20%.
  • Nếu không xác định được giá mua, thuế tính trên tổng giá chuyển nhượng với thuế suất 2%.
  • Cơ sở dữ liệu thuế đã có chức năng tra cứu nhưng giá chuyển nhượng ghi trong hợp đồng chưa đảm bảo tính chính xác.
  • Việc chứng minh chi phí liên quan khó khăn do nhiều loại chi phí cần xác định rõ ràng và dẫn đến khó khăn trong thu thuế đúng mức.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực tài chính.

Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho hay trong quá trình sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ này đang nghiên cứu lựa chọn áp dụng giữa hai phương pháp tính thuế, phụ thuộc vào thông tin về giao dịch chuyển nhượng bất động sản.

Theo đó, trường hợp có cơ sở dữ liệu xác định được chính xác giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản thì áp dụng phương pháp thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, quyền sử dụng đất bằng: Thuế suất (x) thu nhập chịu thuế.

Trong đó, thuế suất được đề xuất ở mức 20%, tương đồng với thuế suất của tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản; thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá bán trừ tổng chi phí liên quan đến bất động sản chuyển nhượng.

Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản, thuế thu nhập cá nhân được xác định trên tổng giá chuyển nhượng bất động sản (x) thuế suất 2%.

Bộ Tài chính đang nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về thuế liên quan đến kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Ảnh minh họa

Bộ Tài chính đang nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về thuế liên quan đến kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cho rằng nếu thu thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản trên cơ sở thu nhập chịu thuế xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất động sản và các chi phí liên quan thì đảm bảo đúng theo bản chất giao dịch kinh tế và phù hợp với chức năng đánh trên thu nhập phát sinh của sắc thuế TNCN.

Tuy nhiên, để thực hiện được việc tính thuế theo phương pháp nêu trên đạt hiệu quả cần có hai điều kiện. Thứ nhất, cơ sở dữ liệu về lịch sử giao dịch của thửa đất phản ánh đúng giá cả giao dịch của các lần chuyển nhượng. Thứ hai, quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật các khoản chi phí được trừ và điều kiện về hóa đơn, chứng từ chứng minh, cũng như giá vốn của bất động sản chuyển nhượng.

Hiện nay, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế đã có chức năng tra cứu lịch sử giao dịch của thửa đất và tra cứu lịch sử giao dịch của người nộp thuế (từ năm 2018). Tuy nhiên, mức giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng vẫn chưa đảm bảo đúng với giá giao dịch thực tế.

Việc kiểm soát của cơ quan nhà nước để đảm bảo người mua, người bán ghi giá giao dịch trên hợp đồng đúng giá giao dịch thực tế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Bởi vậy, việc thu nhập cơ sở dữ liệu về giá giao dịch trên thị trường cần thời gian và các công cụ tìm kiếm.

Cạnh đó, với tình hình thực tế hiện nay, việc xác định, chứng minh các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế cũng gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện do có khá nhiều loại chi phí liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Ngoài các loại chi phí dễ xác định như chi phí mua, chi phí xây dựng, sửa chữa, chi phí làm thủ tục, thì còn các khoản chi phí khó chứng minh như chi phí môi giới, chi phí lãi vay, chi phí bồi thường các bên liên quan... Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác định đúng khoản lãi thu được trên thực tế, đặc biệt trong trường hợp người nộp thuế cố tình khai sai nhằm giảm số thuế phải nộp.

Mặt khác, một số bất động sản chuyển nhượng có từ xưa hoặc được thừa kế, cho tặng… nên không xác định được giá vốn.

Các tin khác

PepsiCo công bố danh sách các công ty lọt vào vòng chung kết "Greenhouse Accelerator 2025"

Trong tháng 4 năm 2025, PepsiCo vừa công bố danh sách 10 công ty khởi nghiệp lọt vào vòng chung kết Chương trình Greenhouse Accelerator mùa thứ ba tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một nước đi táo bạo nhằm đẩy nhanh sự đổi mới trong các lĩnh vực nông nghiệp bền vững, kinh tế tuần hoàn và biến đổi khí hậu.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã mua một hãng bay Trung Á

Vietjet và Qazaq Air công bố hợp tác chiến lược, chuẩn bị cho ra mắt hãng hàng không “Vietjet Qazaqstan” tại Diễn đàn Doanh nghiệp Kazakhstan – Việt Nam. Sự kiện diễn ra trang trọng với sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Cộng hòa Kazakhstan.

TPHCM phát hiện một nhà thuốc bán sữa giả

Ngày 6/5, Sở Y tế TPHCM cho biết, qua thanh kiểm tra, Sở đã phát hiện một cơ sở kinh doanh tại quận Bình Thạnh bán sữa giả. Cơ quan chức năng cảnh báo người dân nâng cao cảnh giác trước thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn vào lĩnh vực y tế.

Ăn lòng se điếu có tốt?

Lòng se điếu có giá thành cao bởi hiếm hơn các loại lòng heo thông thường, vậy ăn có tốt và cần lưu ý gì khi mua? (Thành, 38 tuổi, Hà Nội)