Kinh doanh

Loạt bất cập về đầu tư công tại Đắk Lắk

Tóm tắt:
  • Đắk Lắk đã bố trí 18.000 tỷ đồng cho 506 dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025.
  • Tỉnh đã hoàn thành 284 dự án nhưng còn nhiều hạn chế trong triển khai.
  • Kế hoạch đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • Giải ngân kế hoạch đầu tư công chậm và nhiều dự án chậm tiến độ.
  • Việc điều chỉnh kế hoạch và bố trí vốn còn gặp khó khăn, ảnh hưởng đến triển khai dự án.

Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành kết luận về kết quả giám sát chuyên đề việc triển khai, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Tổng số dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025 là 506 dự án, bao gồm mở mới và chuyển tiếp. Vốn ngân sách trung ương 59 dự án, vốn ngân sách địa phương 447 dự án.

Tổng số vốn bố trí cho giai đoạn này trên 18.000 tỷ đồng. Trung ương bố trí cân đối 4.857 tỷ đồng, còn lại của địa phương. Đến nay, tỉnh này đã bố trí 361/506 dự án và đã có khoảng 284 dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk đánh giá, quá trình triển khai dự án đầu tư công trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế. Cụ thể, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; một số dự án chưa phù hợp với các quy hoạch có liên quan.

Cơ cấu phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công theo ngành, lĩnh vực còn có những bất cập, như: Giao thông chiếm tỷ lệ 37,77%; nông nghiệp, nông thôn 33,80%; lĩnh vực giáo dục và đào tạo 4,51%; y tế - xã hội chiếm 5,56%.

Các dự án đầu tư còn manh mún, dàn trải, thiếu trọng tâm chưa tạo động lực kết nối, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Loạt bất cập về đầu tư công tại Đắk Lắk ảnh 1

Nhiều dự án đầu tư công ở Đắk Lắk chậm tiến độ.

Công tác dự báo và xác định nguồn vốn đầu tư công của Đắk Lắk chưa sát thực tế. Điều này dẫn đến việc thu ngân sách từ sử dụng đất không đạt kế hoạch, phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm nhiều lần (6 lần điều chỉnh trung hạn, 5 lần điều chỉnh hằng năm, 15 lần điều chỉnh các chương trình mục tiêu quốc gia).

Việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm còn chậm. Việc phân khai chi tiết, điều chuyển nguồn vốn để thực hiện các chương trình, dự án, số vốn đề nghị điều chuyển lớn, nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia. Bố trí vốn đối ứng cho các chương trình mục tiêu quốc gia chưa đảm bảo tỷ lệ theo quy định.

Cụ thể trong năm 2023, ngân sách địa phương đối ứng chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 35 tỷ đồng, thấp hơn so với mức yêu cầu tối thiểu là 50,549 tỷ đồng. Tạm ứng, thu hồi vốn tạm ứng chưa được thu hồi dứt điểm; tình trạng phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn còn xảy ra (năm 2021: 44,785 tỷ đồng; năm 2023: 11,1 tỷ đồng).

Kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công hằng năm chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra. Tiến độ triển khai các dự án, tiểu dự án và giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia còn rất chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi còn chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp.

Loạt bất cập về đầu tư công tại Đắk Lắk ảnh 2

Dự án hồ chứa nước Yên Ngựa, giai đoạn 1 (điều chỉnh 3 lần), đến nay chưa xong.

Việc thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chưa chính xác về quy mô, tổng mức đầu tư, nhất là kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung hoặc cắt giảm dừng thực hiện các dự án dẫn đến dự án triển khai xây dựng kéo dài nhiều năm, chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn đã bố trí.

Việc triển khai các thủ tục đầu tư, điều chỉnh dự án còn chậm, kéo dài; việc quy hoạch, thực hiện các thủ tục đối với các mỏ đất san lấp chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án; một số dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án nhiều lần làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn.

Một số dự án chuyển tiếp, đầu tư từ giai đoạn trước nhưng vẫn chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng; một số dự án đã triển khai nhưng không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, không được bố trí vốn.

Huỳnh Thủy

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

TikToker Lê Việt Hùng bị bắt

Lê Việt Hùng - TikToker thường đăng những video liên quan giao thông - vừa bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam lên phương án mua hàng Mỹ

Lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cho biết từ nay tới tháng 6 sẽ tăng cường gặp gỡ, làm việc với các đối tác Mỹ để thúc đẩy việc hợp đồng để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.

Cám cảnh sầu riêng: Chỉ khi "sạch từ gốc" mới thực sự ngọt lâu

Xuất khẩu sầu riêng - ngành hàng từng “lên hương” nhanh nhất trong các loại trái cây Việt - đang chững lại vì những cảnh báo về chất lượng. Khi thị trường toàn cầu siết chặt rào cản kỹ thuật, sầu riêng Việt buộc phải đảm bảo chất lượng, minh bạch về nguồn gốc nếu muốn giữ được vị thế.

Trung Quốc rốt ráo gom vàng

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp, gom thêm 30 tấn. Động thái này phản ánh xu hướng đa dạng hóa dự trữ ngoại hối khỏi đồng USD trong bối cảnh giá vàng liên tục lập đỉnh.

Nặng nề "tạm ứng viện phí"

Quy trình cấp cứu tại bệnh viện luôn đặt sinh mệnh người bệnh lên hàng đầu, đặc biệt trong các tình huống nguy kịch. Khi bệnh nhân (BN) được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện, điều đầu tiên các nhân viên y tế thực hiện là đánh giá chức năng sống, bất kể người đó là ai, có thân nhân hay khả năng chi trả hay không.

Ba không khi ăn lòng lợn

Là món khoái khẩu của nhiều người nhưng lòng lợn đòi hỏi chế biến cẩn thận, thậm chí một số người nên tránh xa.

Căn bệnh ở trẻ em dễ nhầm sang tự kỷ, nguyên nhân mắc khiến cha mẹ "điếng người", không thể ngờ

Khi thấy con chậm nói, không ít bậc phụ huynh nghĩ con bị tự kỷ nhưng khi đi khám thì phát hiện trẻ bị mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời khi trẻ bị rối loạn ngôn ngữ mang lại hiệu quả tích cực, trong khi chủ quan bỏ qua có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của trẻ.

Tăng mức phạt không bằng tăng cách phạt

Bên cạnh lĩnh vực giao thông, bạn đọc đề nghị tăng hình thức phạt với các vi phạm hành chính khác đang gây bức xúc như rải đinh, vẽ bậy, hát karaoke ồn ào…