Dinh dưỡng

Khuyến nghị áp thuế để giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Tóm tắt:
  • Tiêu thụ đồ uống có đường gây hại sức khỏe, làm tăng nguy cơ béo phì và nhiều bệnh không lây nhiễm.
  • Tiêu thụ nước ngọt ở Việt Nam đã tăng gấp 4 lần từ năm 2009 đến 2023, trung bình 66 lít/người/năm.
  • Tỷ lệ thừa cân ở thanh thiếu niên tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020, tăng nguy cơ bệnh tật trong tương lai.
  • Các chuyên gia đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt và nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của đồ uống có đường.
  • WHO khuyến nghị tăng thuế suất đến 40% giá xuất xưởng vào năm 2030 để giảm tiêu thụ nước ngọt và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ngày 7/5, TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Viên chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế), cho biết tại Việt Nam, tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng gấp 4 lần từ năm 2009 đến 2023. Trung bình mỗi người sử dụng khoảng 66 lít nước ngọt mỗi năm, đồng nghĩa với khoảng 18 gram đường từ loại đồ uống này mỗi ngày, chiếm tới 36% mức tối đa đường khuyến nghị hàng ngày của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với người trưởng thành.

Xu hướng này kéo theo hệ lụy đáng lo ngại về sức khỏe, đặc biệt ở thanh thiếu niên. Tỷ lệ thừa cân trong nhóm tuổi 15-19 đã tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% vào năm 2020, làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn liên quan đến béo phì trong tương lai. Tiến sĩ Hạnh nhấn mạnh, sử dụng thường xuyên nước giải khát chứa đường làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, huyết áp cao, sâu răng, loãng xương và béo phì, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Cụ thể, nguy cơ mắc béo phì tăng 18%, tăng huyết áp 12%, đái tháo đường type 2 và hội chứng chuyển hóa tăng 29%.

Gánh nặng kinh tế do chi phí y tế, mất năng suất lao động và tử vong sớm từ các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh, trong khi mục tiêu chăm sóc sức khỏe quốc gia hướng tới miễn viện phí giai đoạn 2030–2035 và kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm cho mỗi người dân.

Để đạt mục tiêu giảm bệnh tật và chi phí y tế, các chuyên gia đề xuất tăng cường dự phòng, đồng thời đảm bảo nguồn ngân sách phù hợp. Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt có đường, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của loại sản phẩm này, cũng như hạn chế quảng cáo hướng tới trẻ em được xem là biện pháp chủ lực.

Thực tế từ quốc tế và nghiên cứu trong nước cho thấy, tăng thuế để nâng giá bán nước ngọt lên 10% có thể giúp giảm 10–11% sản lượng tiêu thụ. Do đó, giải pháp thuế không chỉ hiệu quả tương tự biện pháp đã áp dụng với thuốc lá mà còn phù hợp với xu thế toàn cầu về phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

Đồ uống có đường làm gia tăng béo phì, tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm. Ảnh: Prevention

Đồ uống có đường làm gia tăng béo phì, tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm. Ảnh: Prevention

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhận định, đây là thời điểm thích hợp để áp dụng chính sách thuế với nước ngọt có đường, nếu không kiểm soát, tình trạng tiêu thụ sẽ tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe toàn dân lẫn nền kinh tế. Bà khẳng định thực tế các nước khác cho thấy lo ngại tác động kinh tế tiêu cực là không có cơ sở, bởi người tiêu dùng sẽ chuyển sang lựa chọn các loại đồ uống tốt cho sức khỏe, đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ chủ động đổi mới sản phẩm.

WHO kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần nhanh chóng hành động, bởi hiện đã có ít nhất 108 quốc gia trên thế giới và 6 nước ASEAN áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên loại mặt hàng này. Đặc biệt, WHO khuyến nghị đưa ra lộ trình tăng thuế suất đến năm 2030 đạt 40% giá xuất xưởng, nhằm làm tăng giá bán lẻ nước ngọt ít nhất thêm 20% so với hiện tại khi đã tính yếu tố lạm phát. Biện pháp này kỳ vọng sẽ góp phần đảo chiều tốc độ tiêu thụ nước giải khát có đường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Các tin khác

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

3 tháng tới, 2 tuổi này dễ mua được nhà – chỉ cần giữ nhịp chi đúng 2 điều

Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, một số con giáp bước vào giai đoạn vận tài chính vững – không phải kiểu “trúng lớn”, mà là gom dần – đủ lực – đủ điều kiện để chốt một khoản đầu tư lớn, đặc biệt là nhà ở. Nếu giữ đúng nhịp chi tiêu trong 2 việc quan trọng, khả năng mua được nhà là rất rõ ràng.

3 bất cập lớn về giá điện

Giá điện ở Việt Nam hiện gánh quá nhiều mục tiêu khiến khó thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, không tạo áp lực mạnh để thực hiện chiến lược sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ.

Điện rác có khung giá mới

Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện từ chất thải rắn sinh hoạt điện rác với mức tối đa 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Lật tẩy chiêu "lách luật" sở hữu chéo ngân hàng

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc kiểm soát sở hữu chéo ngân hàng rất khó khăn trong trường hợp cổ đông và người có liên quan cố tình che giấu, nhờ cá nhân hay tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách luật.

Lưu ý cho thai phụ khi đi du lịch

Thai phụ lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp, khám thai và xin ý kiến bác sĩ trước chuyến đi để du lịch an toàn.