Xã hội

Chủ tịch Quốc hội: "Sáp nhập bộ máy thì dễ, chọn cán bộ mới khó"

Tóm tắt:
  • Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh thách thức chính là tổ chức lại bộ máy và bố trí cán bộ sau sáp nhập đơn vị hành chính.
  • Việc sắp xếp cán bộ sau sáp nhập rất phức tạp, chỉ chọn một lãnh đạo cho nhiều giám đốc cũ và điều động cải thiện công việc cấp xã.
  • Tinh gọn bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tạo nguồn lực đầu tư an sinh xã hội như miễn học phí và khám sức khỏe định kỳ.
  • GS Nguyễn Thiện Nhân đề xuất liên kết các phường thành cụm đô thị để duy trì phát triển kinh tế xã hội khi mô hình thành phố thuộc tỉnh bị xóa bỏ.
  • Đại biểu đề nghị mở rộng thẩm quyền cho UBND ở đô thị lớn, làm rõ quyền chỉ đạo ở cấp xã và điều chỉnh số lượng đại biểu HĐND theo dân số.

"Bây giờ chọn ai làm Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch UBND, HĐND cấp xã? Không phải cán bộ nào cũng đủ năng lực đảm nhận nhiệm vụ mới sau sáp nhập", Chủ tịch Quốc hội nói khi cho ý kiến xây dựng dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, chiều 7/5.

Lấy ví dụ cụ thể, ông cho biết nếu sáp nhập ba tỉnh, các sở tương ứng như Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài nguyên Môi trường sẽ có tới 6 giám đốc, nhưng sau sáp nhập chỉ có thể chọn một người đảm nhiệm vị trí lãnh đạo. Các phó giám đốc có thể được giữ nguyên trong 5 năm, song đội ngũ cấp dưới phải điều động tăng cường về cơ sở xã để đáp ứng yêu cầu công việc.

"Việc sắp xếp, bố trí cán bộ sau sáp nhập đơn vị hành chính rất phức tạp, nên cuối tuần nào Bộ Chính trị cũng phải họp với các địa phương để tháo gỡ khó khăn", Chủ tịch Quốc hội cho hay.

Theo ông, tinh gọn bộ máy không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, mà còn tạo nguồn lực cho phát triển đất nước. Nhờ kết quả bước đầu của chủ trương này, Bộ Chính trị đã quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến phổ thông với tổng kinh phí 30.000 tỷ đồng. Đồng thời, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ đạo nghiên cứu chính sách khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho người dân, dự kiến cần khoảng 25.000 tỷ đồng.

"Tinh gọn bộ máy thì mới có điều kiện lo cho an sinh xã hội. Có những nước thu nhập thấp hơn Việt Nam nhưng họ vẫn đảm bảo học phí, viện phí, nhà ở cho người dân", ông Mẫn chia sẻ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 7/5. Ảnh: Hoàng Phong

Nên hình thành cụm đô thị khi bỏ mô hình thành phố thuộc tỉnh

Tại tổ TP HCM, GS Nguyễn Thiện Nhân đề xuất xác định khái niệm "đô thị" trong mô hình chính quyền địa phương hai cấp và đề xuất xây dựng cơ chế liên kết các phường thành cụm đô thị.

Theo ông, nhiều đô thị ở Việt Nam như thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã có quá trình hình thành lâu dài, phát triển từ nông thôn lên thị trấn, thị xã rồi thành phố. Đây là mô hình phổ biến trên thế giới và đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, với đề xuất tổ chức chính quyền địa phương hai cấp mới, cấp huyện bị xóa bỏ, đồng nghĩa với việc các thị xã, thành phố thuộc tỉnh hay thuộc thành phố sẽ không còn tồn tại. Khi đó, cả nước chỉ còn 6 đô thị lớn trực thuộc Trung ương, gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.

"Vậy các yếu tố đô thị còn lại trong lòng các tỉnh sẽ được hiểu như thế nào? Nếu chỉ xem đó là các phường riêng lẻ thì không hợp lý", ông Nhân đặt vấn đề, cho rằng cần phải có cách nhìn khác.

Ông dẫn chứng các đô thị như Vinh, Thủ Đức, Cần Thơ dù chia thành nhiều phường vẫn là một thể thống nhất, có liên kết về phát triển kinh tế, hạ tầng, văn hóa, dịch vụ. Vì vậy, khi không còn mô hình thành phố thuộc tỉnh, cần có cơ chế để liên kết các phường đó lại thành cụm đô thị thống nhất, đảm bảo phát triển đồng bộ và có sức lan tỏa về kinh tế, xã hội.

Dự thảo luật quy định khi một vấn đề liên quan đến hai phường thì cấp tỉnh sẽ chỉ đạo. Tuy nhiên, theo GS Nhân, quy định này chưa đủ. "Thành phố Thủ Đức có hàng chục phường, nếu không có cơ chế quản lý thống nhất thì sẽ rất khó điều phối hiệu quả", ông nói.

GS Nhân đề xuất xây dựng cụm đô thị như một "quả đấm kinh tế" tương tự vai trò của các thành phố thuộc tỉnh trước đây nhằm tạo động lực phát triển cho toàn tỉnh.

Tại tổ Hà Nội, đại biểu Bùi Huyền Mai (Bí thư Quận ủy Thanh Xuân) đề nghị bổ sung quy định mở rộng thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân tại các đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP HCM. Ngoài ra, bà cũng đề xuất trao quyền chủ động cho cấp tỉnh trong việc tổ chức lại cơ quan chuyên môn nhằm thích ứng với đặc thù quản lý tại các đô thị lớn. Ví dụ, Hà Nội cần được linh hoạt bố trí đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với khối lượng công việc và quy mô dân số đông đúc.

Tại tổ Điện Biên, đại biểu Tạ Thị Yên (Phó chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu) đề xuất làm rõ quy định về "trường hợp cần thiết" khi Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành công việc ở cấp xã. "Phải xác định cụ thể để tránh lạm quyền, nhất là khi chúng ta đang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với nguyên tắc cấp nào làm, cấp đó chịu trách nhiệm", bà nói.

Ngoài ra, nữ đại biểu cũng đề nghị tính toán lại số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo dân số, để đảm bảo công bằng giữa các đơn vị hành chính sau sắp xếp và chưa sắp xếp.

 

Các tin khác

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

3 tháng tới, 2 tuổi này dễ mua được nhà – chỉ cần giữ nhịp chi đúng 2 điều

Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, một số con giáp bước vào giai đoạn vận tài chính vững – không phải kiểu “trúng lớn”, mà là gom dần – đủ lực – đủ điều kiện để chốt một khoản đầu tư lớn, đặc biệt là nhà ở. Nếu giữ đúng nhịp chi tiêu trong 2 việc quan trọng, khả năng mua được nhà là rất rõ ràng.

3 bất cập lớn về giá điện

Giá điện ở Việt Nam hiện gánh quá nhiều mục tiêu khiến khó thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, không tạo áp lực mạnh để thực hiện chiến lược sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ.

Điện rác có khung giá mới

Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện từ chất thải rắn sinh hoạt điện rác với mức tối đa 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Lật tẩy chiêu "lách luật" sở hữu chéo ngân hàng

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc kiểm soát sở hữu chéo ngân hàng rất khó khăn trong trường hợp cổ đông và người có liên quan cố tình che giấu, nhờ cá nhân hay tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách luật.