Khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên top 3 trong 6 nước lớn nhất ASEAN, Tiki và VNPay là 2 đơn vị nhận đầu tư công nghệ lớn nhất

Cento Ventures là công ty đầu tư mạo hiểm tập trung vào các startup công nghệ xây dựng sản phẩm và dịch vụ nổi lên từ sự chuyển đổi kỹ thuật số của những thị trường tăng trưởng tiềm năng, đặc biệt là Đông Nam Á. Đơn vị này đã theo dõi dữ liệu về hoạt động đầu tư kỹ thuật số ở Đông Nam Á trong vài năm gần đây. Phối hợp với quỹ đầu tư mạo hiểm ESP Capital, mới đây Cento Ventures đã công bố Báo cáo đầu tư công nghệ Việt Nam trong nửa đầu năm 2019.


1. Tổng quan đầu tư công nghệ tại Việt Nam

Chỉ trong vòng 2 năm, Việt Nam đã phát triển từ một hệ sinh thái khởi nghiệp ít hoạt động, đứng áp chót trong số 6 quốc gia lớn nhất ASEAN lên vị trí thứ 3, chỉ sau Indonesia và Singapore. Lượng vốn đầu tư và số lượng giao dịch công nghệ được thực hiện đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn nửa đầu năm 2017 đến nửa đầu năm 2019.

Các startup Việt đã huy động tổng cộng 246 triệu USD trong 6 tháng đầu năm nay, trong đó 3 khoản đầu tư lớn nhất vào Tiki, VNPay và VNG đã chiếm 63% trong số đó. Lĩnh vực bán lẻ và thanh toán chiếm khoảng 60% các khoản đầu tư trong giai đoạn.

Theo Cento Ventures và ESP Capital, 2 năm qua đã tạo ra một làn sóng khởi nghiệp mới ở Việt Nam với những con số ấn tượng. Nếu xu hướng này tiếp tục phát triển, họ hy vọng sẽ có nhiều startup Việt được định giá từ 0,5 tỷ USD đến 1 tỷ USD trong những năm tới.

Trong giai đoạn 2017-2018, phần lớn các giao dịch đều từ các nhà đầu tư có trụ sở tại Singapore và Nhật Bản. Năm nay, các đơn vị Hàn Quốc đã trở thành một trong những nhà đầu tư mạo hiểm tích cực nhất trong nửa đầu năm 2019 với 30% tổng giao dịch. Đây cũng là lần đầu tiên nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc rót vốn vào các startup ở Việt Nam đến vậy.

Việt Nam đang trong một giai đoạn quan trọng khi các thành phần chính của nền kinh tế kỹ thuật số đang bắt đầu thành hình. Báo cáo gần đây của Standard Chartered dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ duy trì ở mức khoảng 7% đến năm 2020 và GDP bình quân đầu người sẽ vượt qua mốc 10.000 USD vào năm 2030.

Hơn nữa, đặc điểm nhân khẩu học gồm 60% là dân số trẻ dưới 35 tuổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển di động và internet, mang lại thêm 10 triệu người tiêu dùng trực tuyến vào năm 2023.

Sự thúc đẩy kinh tế còn đến từ việc nhiều công ty kỹ thuật số được chú trọng đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, thanh toán và logistics tốt hơn. Một số yếu tố khác bao gồm sự hỗ trợ tích cực của chính phủ cũng như sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo Cento Ventures, khi những yếu tố trên kết hợp lại, Việt Nam chắc chắn sẽ có tiềm năng trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu tại Đông Nam Á.


2. Các thế hệ nhà sáng lập của startup công nghệ tại Việt Nam

Kể từ khi bắt đầu nền kinh tế kỹ thuật số những năm 2000, Việt Nam đã xác định được 3 thế hệ nhà sáng lập như sau:


- Thế hệ đầu tiên (Thời gian thành lập từ năm 2000 đến 2006)

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên top 3 trong 6 nước lớn nhất ASEAN, Tiki và VNPay là 2 đơn vị nhận đầu tư công nghệ lớn nhất - Ảnh 1.

Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghệ tại Việt Nam nửa đầu 2019 - Cento Ventures & ESP Capital.

Gồm nhà sáng lập của những startup công nghệ nổi bật như VNG, VCCorp, 24H, Yeah1, Vatgia hay NextTech. Do có lượng người dùng và lưu lượng truy cập đáng kể nên các công ty này có thể trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình. Khi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đạt đủ quy mô, họ sẽ tìm cách mở rộng sang các lĩnh vực kỹ thuật số mới.


- Thế hệ thứ 2: (Thời gian thành lập từ năm 2007 đến 2014)

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên top 3 trong 6 nước lớn nhất ASEAN, Tiki và VNPay là 2 đơn vị nhận đầu tư công nghệ lớn nhất - Ảnh 2.

Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghệ tại Việt Nam nửa đầu 2019 - Cento Ventures & ESP Capital.

Gồm nhà sáng lập của những công ty như Batdongsan.com, Tiki, Foody, Topica và Nhaccuatui. Họ bắt đầu trong một môi trường có tính cạnh tranh cao hơn so với người tiền nhiệm. Thế hệ này có xu hướng tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thông qua mở rộng theo chiều dọc.


- Thế hệ thứ 3: (Thời gian thành lập từ 2015 trở đi)

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên top 3 trong 6 nước lớn nhất ASEAN, Tiki và VNPay là 2 đơn vị nhận đầu tư công nghệ lớn nhất - Ảnh 3.

Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghệ tại Việt Nam nửa đầu 2019 - Cento Ventures & ESP Capital.

Đây có khả năng trở thành thế hệ có những đặc điểm đặc biệt nhất. Trong khi 2 thế hệ trước chủ yếu dựa vào thị trường địa phương để tăng trưởng thì thế hệ thứ 3 lại sớm có tư duy khu vực và chú trọng nhiều hơn trong việc xây dựng công nghệ cốt lõi mạnh mẽ như một lợi thế cạnh tranh. 

Ngoài ra, không ít trong số đó đã nghiên cứu và làm việc trong các hệ sinh thái công nghệ tiên tiến hay những doanh nhân đã quen với việc xây dựng startup. Một yếu tố khác đóng góp vào sự tăng trưởng này là các thế hệ trước đã xây dựng thành công những công ty lớn và quay trở lại đầu tư vào thế hệ startup mới.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên top 3 trong 6 nước lớn nhất ASEAN, Tiki và VNPay là 2 đơn vị nhận đầu tư công nghệ lớn nhất - Ảnh 4.


3. Hỗ trợ hệ sinh thái – Chính phủ

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) sẽ cung cấp cách tiếp cận sandbox (khung chính sách riêng), cho phép doanh nghiệp được thử nghiệm ý tưởng mới và làm những gì pháp luật không cấm. 82 triệu USD được cam kết cho trung tâm đầu tiên tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc và dự kiến nhiều trung tâm khác sẽ được thành lập trên toàn quốc.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên top 3 trong 6 nước lớn nhất ASEAN, Tiki và VNPay là 2 đơn vị nhận đầu tư công nghệ lớn nhất - Ảnh 5.

Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghệ tại Việt Nam nửa đầu 2019 - Cento Ventures & ESP Capital.

Quỹ Vietnam Global Innovation Fund đặt mục tiêu thúc đẩy tài năng Việt trong tương lai thông qua Chương trình học bổng dành cho các nhân tài Việt để học tập và tích lũy kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên top 3 trong 6 nước lớn nhất ASEAN, Tiki và VNPay là 2 đơn vị nhận đầu tư công nghệ lớn nhất - Ảnh 6.

Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghệ tại Việt Nam nửa đầu 2019 - Cento Ventures & ESP Capital.

Chính phủ Việt Nam không chỉ ủng hộ các sự kiện lớn liên quan đến khởi nghiệp như Hội nghị Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (Vietnam Venture Summit) diễn ra trong tháng 6 vừa qua mà các nhà lãnh đạo cao cấp nhất cũng tham gia để thảo luận có chiều sâu với các bên liên quan quan trọng trong hệ thống.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên top 3 trong 6 nước lớn nhất ASEAN, Tiki và VNPay là 2 đơn vị nhận đầu tư công nghệ lớn nhất - Ảnh 7.

Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghệ tại Việt Nam nửa đầu 2019 - Cento Ventures & ESP Capital.

Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng đóng vai trò tích cực trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Ví dụ như FPT từ lâu đã hỗ trợ đầu tư cho các startup địa phương, một số ngân hàng đầu tư như VPBank và TPBank cung cấp chương trình cho vay ưu đãi đối với các công ty khởi nghiệp. Tập đoàn Viettel cũng tích cực tổ chức và tài trợ cho nhiều sự kiện khởi nghiệp như Viet Challenge, IOT Hackathon hay Viettel AdvancedSolution Track.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm