Người đáng tin cậy và người không đáng tin cậy, rốt cuộc có gì khác nhau? Làm sao mới có thể trở thành một người đáng tin cậy?
1. "Hiệu ứng ngược" trong thời gian giao hẹn
Tư duy "hiệu ứng ngược" nhấn mạnh rằng nếu người khác giao cho bạn một việc gì đó, bất kể là bạn làm nó ra sao, kết quả thế nào cũng đều phải phản hồi hay đưa ra ý kiến bàn bạc, tương tác với người đã giao việc đó cho bạn.
Đặc biệt là đối với cấp trên, nếu cấp trên giao cho bạn việc gì, thân là cấp dưới bạn phải dốc hết sức đi làm, đồng thời bất kể chất lượng công việc ra sao, bạn cũng cần phải trong khoảng thời gian mà lãnh đạo cho phép trao đổi ý kiến với họ.
Chẳng hạn, cấp trên giao cho cấp dưới trong vòng 1 tuần phải viết phương án bồi dưỡng, vậy thì thân là cấp dưới, bạn cần phải có sự trao đổi nội dung và yêu cầu công việc để cùng tìm tiếng nói chung.
Sau đó tiếp tục nghiên cứu và viết ra một phương án hoàn chỉnh, rồi gửi cho lãnh đạo qua email.
Nhưng như vậy là ổn rồi ư??
Qua vài ngày, lãnh đạo hỏi bạn: phương án đã viết xong chưa? Bạn ngơ ngác nói: thưa sếp, em đã gửi mail cho sếp từ vài ngày trước rồi ạ.
Lúc này, bạn sẽ nhận ra rằng gửi email cho lãnh đạo hoàn toàn không phải là mục tiêu của công việc, thay vào đó bạn nên thông báo cho lãnh đạo rằng mình đã gửi email cho họ bằng cách nói trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho họ, đợi lãnh đạo đưa ra nhận xét về phương án đồng thời tiếp nhận ý kiến để có những sửa đổi kịp thời.
2. Trao đổi kịp thời, phản hồi kịp thời
Tôi luôn luôn nhấn mạnh một nguyên tắc:
Bất cứ biến động nào có ảnh hưởng tới các bên liên quan cũng cần phải báo cho họ biết đầu tiên.
Đôi khi, công việc mà lãnh đạo giao cho bạn là một công việc dài kì, cần khá nhiều thời gian để hoàn thành. Vậy trong khoảng thời gian đó bạn nên làm sao?
Có lẽ lãnh đạo đã quên mất, hoặc cũng có thể chưa quên nhưng lại không biết tiến độ bạn đang làm đến đâu, thay vì đợi lãnh đạo đến hỏi bạn tiến độ, chi bằng hãy báo cáo với họ theo từng giai đoạn.
Bởi nếu để lãnh đạo hỏi, vậy bạn sẽ ở trong thế bị động, còn nếu bạn chủ động báo cáo vậy thì bạn đang nắm thế chủ động, đồng thời để lại ấn tượng "chủ động, tích cực" trong lòng sếp.
Về mặt bản chất, "hiệu ứng ngược" không chỉ nhấn mạnh trách nhiệm mà còn nhấn mạnh sự linh hoạt trong quan hệ xã hội và khi làm việc nhóm.
Không chỉ đơn giản là hoàn thành xong công việc mà còn cần có sự kết nối và tương tác với những người có liên quan.
Làm việc nên tìm người đáng tin, người thông minh chỉ để nói chuyện cùng
Tiếp xúc với người thông minh, nói chuyện với họ quả thực rất hữu ích, bất luận họ có hợp tác với bạn hay không thì những quan điểm và lời khuyên của họ cũng đều giúp đỡ bạn rất nhiều. Nhưng, sau khi hợp tác, những người quá thông minh thường cho lợi ích của mình lớn hơn tất cả, lâu dần sẽ khó mà tìm được tiếng nói chung.
Bất kể là để hợp tác hay kết giao, tiêu chí đầu tiên luôn nên là chân thành, nghiêm túc, một là một, hai là hai.
Năng lực có thể bồi dưỡng, nhưng nhân cách đã xấu rồi thì khó mà thay đổi được.
Chẳng hạn: có những người khi hợp tác cùng bạn, họ giấu cái đuôi của mình rất kĩ, không để nó lòi ra, nhưng một khi đã dừng hợp tác thì thủ đoạn nào họ cũng có thể dùng sau lưng bạn, họ quá thông minh, ngụy trang vẻ ngoài bằng sự "chân thật", "lương thiện" quá tài tình. Còn những người đáng tin cậy lại thường là những người không giỏi ăn nói, chỉ biết dùng cái "tâm" để đối xử với mọi người xung quanh, thậm chí còn luôn nhận phần thiệt thòi về mình.
Ở trong cái xã hội này, có thể gặp được một người đáng tin cậy đích thực là một cái phúc.
Kiên trì là một người đáng tin cậy, rồi sẽ có nhiều nhiều đáng tin cậy đến với bạn
Kiên trì là một người đáng tin cậy, vận may của bạn nhất định không tồi!