Tài chính

Giữa lúc sóng gió bủa vây thị trường chứng khoán, tài sản an toàn nhất thế giới trở thành thỏi nam châm hút các “tay to”

Giữa lúc sóng gió bủa vây thị trường chứng khoán, tài sản an toàn nhất thế giới trở thành thỏi nam châm hút các “tay to” - Ảnh 1.

Vineer Bhansali không ngủ nhiều. Ông cũng không tham gia các cuộc chạy đường dài mà mình yêu thích. Tuy nhiên, Bhansali đang có quãng thời gian tuyệt với nhất trong đời.

Là người sáng lập LongTail Alpha LLC - quỹ phòng hộ ở Newport Beach, California, Bhansali bị ám ảnh bởi loại tài sản từng một thời được mô tả là một trong những góc “buồn ngủ” nhất của thị trường tài chính: Trái phiếu kho bạc. Với sự biến động bùng nổ trên thị trường vốn nhiều năm quen với yên ả, Bhansali quyết định dồn toàn lực vào trái phiếu kho bạc. Bây giờ, nhà đầu tư này liên tục thực hiện các giao dịch mua bán trái phiếu, nhiều gấp 4 lần so với 1 năm trước đây.

Tự nhận mình là người nghiện adrenaline (còn được gọi là epinephrine, là một loại hormone và thuốc có liên quan đến việc điều chỉnh các chức năng nội tạng), Bhansali thức dậy mỗi 2 giờ một lần vào giữa đêm để kiểm tra giá sau khi đã dán mắt vào màn hình suốt cả ngày. “Bạn phải nỗ lực vì mọi thứ diễn ra liên tục. Đây có lẽ là một trong những thời điểm tốt nhất để tham gia thị trường trái phiếu suốt 2 thập niên qua”, Bhansali chia sẻ.

Trong gần 20 năm qua, phần lớn nợ của Chính phủ Mỹ được cất giữ trong kho của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các ngân hàng trung ương nước ngoài và các tổ chức cho vay thương mại sử dụng nó như một loại dự trữ tiền mặt. Ở đỉnh cao của kỷ nguyên tiền rẻ, FED đã hút 100 tỷ USD mỗi tháng vào trái phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp. Họ mua và nắm giữ bất kể thứ gì được chào bán.

Suốt những năm qua, các giao dịch này diễn ra khá êm ả. Biến động giá gần như chẳng đáng kể. Các quỹ phòng hộ, vốn thường bị thu hút bởi các khoản đầu tư rủi ro hơn nhưng mang lại lợi nhuận cao hơn, thường tránh xa loại tài sản này.

Gió đã đổi chiều khi lạm phát tăng mạnh hậu đại dịch Covid-19. Giờ đây, FED đang đẩy những khoản nợ này khỏi bảng cân đối kế toán của mình. Các tổ chức cho vay thương mại cũng bán mạnh số trái phiếu họ đang nắm giữ. Trong khi điều này làm tăng tính mong manh của toàn bộ nền kinh tế, có nguy cơ dẫn đến lãi suất cho vay tiêu dùng thậm chí còn cao hơn, trái phiếu chính phủ Mỹ lại trở thành thứ gây nghiện đối với các nhà đầu tư như Bhansali.

Những nhà đầu tư lướt sóng này nhạy cảm hơn rất nhiều về giá và nhanh chóng bán tháo trước bất kỳ biến động nào, từ giá dầu tăng, một nhận xét cứng rắn của quan chức FED đến sự thay đổi về tỷ lệ thất nghiệp. Nhà quản lý quỹ phòng hộ Bill Ackman cũng công khai đặt cược vào trái phiếu kho bạc Mỹ trong những tháng qua và khiến thị trường biến động khi ông quyết định đóng vị thế của mình hôm 23/10.

Những nhà đầu tư mới sẵn sàng đẩy lợi suất trái phiếu lên cao hơn bao giờ hết nhằm tài trợ cho những khoản thâm hụt ngày càng lớn của Washington và khiến thị trường phải trải qua chặng đường gập gềnh hơn. Kết quả là lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đột biến, mang lại cho các nhà đầu tư cơ hội kiếm tiền hoặc mất tiền cao hơn.

Biến động lợi suất trái phiếu cũng trở nên kịch tính và khó đoán. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng vượt 5% vào ngày 23/10, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2007. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm cũng dao động trung bình khoảng 13 điểm cơ bản mỗi ngày. Dù con số 0,13% nghe có vẻ không cao nhưng nó gấp 3 lần mức biến động giá trung bình hàng ngày trong suốt cả thập kỷ qua.

Dữ liệu của FED cho thấy các quỹ phòng hộ đã tăng gấp 3 lần lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ lên mức 2,3 nghìn tỷ USD trong năm qua. Theo công ty phân tích Hedge Fund Research, các quỹ mới đang triển khai mua với tốc độ nhanh nhất hơn 1 năm. Các chiến lược mới cũng được xây dựng để thu lợi từ sự chênh lệch giá trên thị trường trái phiếu.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm