Hai năm sau khi cho ra mắt thế hệ đầu tiên, Huawei mới trình làng bản nâng cấp cho tai nghe True Wireless cao cấp nhất của mình. FreeBuds Pro 2 có nhiều thay đổi về thiết kế, công nghệ chống ồn và thêm cả sự hợp tác với Devialet. Tuy nhiên, giá khởi điểm của sản phẩm gần như giữ nguyên, khoảng 4 triệu đồng và là đối thủ trực tiếp của Sony Linkbuds S, Apple AirPods Pro hay Samsung Galaxy Buds2 Pro.
Hai năm sau khi cho ra mắt thế hệ đầu tiên, Huawei mới trình làng bản nâng cấp cho tai nghe True Wireless cao cấp nhất của mình. FreeBuds Pro 2 có nhiều thay đổi về thiết kế, công nghệ chống ồn và thêm cả sự hợp tác với Devialet. Tuy nhiên, giá khởi điểm của sản phẩm gần như giữ nguyên, khoảng 4 triệu đồng và là đối thủ trực tiếp của Sony Linkbuds S, Apple AirPods Pro hay Samsung Galaxy Buds2 Pro.
So với thế hệ đầu, FreeBuds Pro 2 thêm nhiều nét thẳng hơn hai phần trên dưới, nhưng xét tổng thể, kiểu dáng vẫn tròn trịa hơn so với AirPods Pro. Ngoài ra, thay vì nhựa sần chống bám vân tay và xước, thế hệ hai dùng chất liệu bóng tương tự các đối thủ.
FreeBuds Pro 2 có sạc không dây nhưng nhà sản xuất lại đặt cuộn cảm ở phía trước, khiến sản phẩm quay phần bản lề lên trên khi sạc. Đây là dụng ý của Huawei khi muốn "khoe" logo của hãng âm thanh cao cấp Devialet in chìm ở bản lề, nhưng vô tình gây khó cho người dùng khi muốn tháo lắp nhanh tai.
So với thế hệ đầu, FreeBuds Pro 2 thêm nhiều nét thẳng hơn hai phần trên dưới, nhưng xét tổng thể, kiểu dáng vẫn tròn trịa hơn so với AirPods Pro. Ngoài ra, thay vì nhựa sần chống bám vân tay và xước, thế hệ hai dùng chất liệu bóng tương tự các đối thủ.
FreeBuds Pro 2 có sạc không dây nhưng nhà sản xuất lại đặt cuộn cảm ở phía trước, khiến sản phẩm quay phần bản lề lên trên khi sạc. Đây là dụng ý của Huawei khi muốn "khoe" logo của hãng âm thanh cao cấp Devialet in chìm ở bản lề, nhưng vô tình gây khó cho người dùng khi muốn tháo lắp nhanh tai.
Cấu tạo tai của mỗi người khác nhau nhưng từ thế hệ đầu, FreeBuds Pro được khen ngợi ở trải nghiệm đeo thoải mái. Trên thế hệ hai, trải nghiệm ban đầu cũng cho thấy điều đó với phần đệm cao su mềm, khít nhưng không tạo cảm giác bí khi sử dụng lâu. Tai nghe có thể dùng khi chạy bộ, đủ chắc cả trong trường hợp ra nhiều mồ hôi.
Thân tai được làm ngắn và bo cong hơn. FreeBuds Pro 2 vẫn giữ kiểu dùng hai tay vuốt để ra lệnh thay vì chạm vào bề mặt như các mẫu đối thủ. Cách này mất thêm thời gian làm quen, nhưng khi sử dụng một thời gian sẽ thuận tiện hơn, tránh bị chạm nhầm.
Cấu tạo tai của mỗi người khác nhau nhưng từ thế hệ đầu, FreeBuds Pro được khen ngợi ở trải nghiệm đeo thoải mái. Trên thế hệ hai, trải nghiệm ban đầu cũng cho thấy điều đó với phần đệm cao su mềm, khít nhưng không tạo cảm giác bí khi sử dụng lâu. Tai nghe có thể dùng khi chạy bộ, đủ chắc cả trong trường hợp ra nhiều mồ hôi.
Thân tai được làm ngắn và bo cong hơn. FreeBuds Pro 2 vẫn giữ kiểu dùng hai tay vuốt để ra lệnh thay vì chạm vào bề mặt như các mẫu đối thủ. Cách này mất thêm thời gian làm quen, nhưng khi sử dụng một thời gian sẽ thuận tiện hơn, tránh bị chạm nhầm.
FreeBuds Pro 2 là tai nghe đầu tiên trên thế giới sử dụng ba microphone cho chế độ chống ồn chủ động, được hãng gọi là Intelligent ANC 2.0. Ở chế độ chống ồn cao nhất, khả năng khử ổn tương đương với Sony WF-1000XM4. Theo Huawei, tai nghe chống ồn cao hơn 15% so với thế hệ trước, giúp mở rộng dải tần số, với cao độ chống ồn tối đa 47 dB. Sản phẩm cũng có ba chế độ khác nhau, phù hợp từng môi trường hoặc sở thích của mỗi người sử dụng.
Trải nghiệm âm thanh trên FreeBuds Pro 2 khá ấn tượng trong tầm giá 4 triệu đồng nhờ sử dụng driver 11 mm bốn nam châm và trình điều khiển màng phẳng UHF riêng biệt. Âm trầm sâu và mạnh hơn là nâng cấp đáng kể so với thế hệ đầu tiên. Về độ trong, âm cao, FreeBuds Pro 2 cũng thể hiện tốt hơn một chút so với Galaxy Buds Pro.
Trên tai nghe mới, Huawei cho biết đã hợp tác với Devialet để tinh chỉnh chất âm. Ngoài ra, sản phẩm vẫn hỗ trợ codec LDAC cho phép truyền tải âm thanh chất lượng cao (hires). Bên trong mỗi tai có củ loa kéo với một cho âm trầm và một cho âm trung và âm cao.
FreeBuds Pro 2 là tai nghe đầu tiên trên thế giới sử dụng ba microphone cho chế độ chống ồn chủ động, được hãng gọi là Intelligent ANC 2.0. Ở chế độ chống ồn cao nhất, khả năng khử ổn tương đương với Sony WF-1000XM4. Theo Huawei, tai nghe chống ồn cao hơn 15% so với thế hệ trước, giúp mở rộng dải tần số, với cao độ chống ồn tối đa 47 dB. Sản phẩm cũng có ba chế độ khác nhau, phù hợp từng môi trường hoặc sở thích của mỗi người sử dụng.
Trải nghiệm âm thanh trên FreeBuds Pro 2 khá ấn tượng trong tầm giá 4 triệu đồng nhờ sử dụng driver 11 mm bốn nam châm và trình điều khiển màng phẳng UHF riêng biệt. Âm trầm sâu và mạnh hơn là nâng cấp đáng kể so với thế hệ đầu tiên. Về độ trong, âm cao, FreeBuds Pro 2 cũng thể hiện tốt hơn một chút so với Galaxy Buds Pro.
Trên tai nghe mới, Huawei cho biết đã hợp tác với Devialet để tinh chỉnh chất âm. Ngoài ra, sản phẩm vẫn hỗ trợ codec LDAC cho phép truyền tải âm thanh chất lượng cao (hires). Bên trong mỗi tai có củ loa kéo với một cho âm trầm và một cho âm trung và âm cao.
Với phần mềm, người dùng có thể chỉnh các chế độ chống ồn khác nhau, các cài đặt "tone" âm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Các chế độ Smart HD and HD Voice giúp tùy chỉnh đáng kể âm thanh đầu ra nhưng chỉ hoạt động với một số bản nhạc nhất định cũng như gây tốn pin hơn.
Với phần mềm, người dùng có thể chỉnh các chế độ chống ồn khác nhau, các cài đặt "tone" âm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Các chế độ Smart HD and HD Voice giúp tùy chỉnh đáng kể âm thanh đầu ra nhưng chỉ hoạt động với một số bản nhạc nhất định cũng như gây tốn pin hơn.
Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất của tai nghe Huawei so với các đối thủ là phần mềm nhiều tùy chỉnh thông minh. Ứng dụng AI Life có thể hoạt động cả trên iPhone hoặc điện thoại Android trong khi Galaxy Buds Pro chỉ có thể chạy trên Android. Cách kết nối và điều chỉnh khá đơn giản nhờ Bluetooth 5.2.
Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất của tai nghe Huawei so với các đối thủ là phần mềm nhiều tùy chỉnh thông minh. Ứng dụng AI Life có thể hoạt động cả trên iPhone hoặc điện thoại Android trong khi Galaxy Buds Pro chỉ có thể chạy trên Android. Cách kết nối và điều chỉnh khá đơn giản nhờ Bluetooth 5.2.
Một tính năng thú vị khác là khả năng dùng phần mềm phát hiện tai nghe bị thất lạc trong phạm vi gần. Nhờ một loa nhỏ, tai nghe sẽ phát tiếng kêu để người dùng tìm trong trường hợp để quên dưới đệm, thảm...
Một tính năng thú vị khác là khả năng dùng phần mềm phát hiện tai nghe bị thất lạc trong phạm vi gần. Nhờ một loa nhỏ, tai nghe sẽ phát tiếng kêu để người dùng tìm trong trường hợp để quên dưới đệm, thảm...
Phụ kiện đi kèm chỉ có hai bộ nút tai và cáp sạc USB-C. Theo thông báo của Huawei, thời gian nghe nhạc khi bật chống ồn là bốn tiếng hoặc tắt chế độ chống ồn là 6,5 tiếng. Thử nghiệm thực tế, con số này khoảng 3,5 tiếng và hơn 6 tiếng tương ứng ở cài đặt âm lượng khoảng 90%.
Thời gian sạc cho cả hộp và tai nghe là khoảng 60 phút khi sử dụng dây cáp hoặc 2,5 tiếng nếu dùng không dây.
Phụ kiện đi kèm chỉ có hai bộ nút tai và cáp sạc USB-C. Theo thông báo của Huawei, thời gian nghe nhạc khi bật chống ồn là bốn tiếng hoặc tắt chế độ chống ồn là 6,5 tiếng. Thử nghiệm thực tế, con số này khoảng 3,5 tiếng và hơn 6 tiếng tương ứng ở cài đặt âm lượng khoảng 90%.
Thời gian sạc cho cả hộp và tai nghe là khoảng 60 phút khi sử dụng dây cáp hoặc 2,5 tiếng nếu dùng không dây.
Huawei FreeBuds Pro 2 có giá 4,5 triệu đồng nhưng giá thực sở hữu chưa tới 4 triệu đồng. Mức giá này tương đương Galaxy Buds 2 Pro, thấp hơn Sony Linkbuds S dù được hãng định vị cạnh tranh với Sony WF-1000XM4.
Huawei FreeBuds Pro 2 có giá 4,5 triệu đồng nhưng giá thực sở hữu chưa tới 4 triệu đồng. Mức giá này tương đương Galaxy Buds 2 Pro, thấp hơn Sony Linkbuds S dù được hãng định vị cạnh tranh với Sony WF-1000XM4.